Sắc màu Cuộc Sống

Tạm biệt giấy dó, 'mốt' xin chữ trên… áo thun lên ngôi

Chia sẻ

Trong dịp Tết Bính Thân năm nay, ngoài tục xin chữ trên giấy dó, lụa và các chất liệu quen thuộc khác, người dân Sài Gòn còn có thêm một sự lựa chọn hoàn toàn mới.

Từ bao đời nay, người Việt Nam rất coi trọng văn hóa, tri thức. Điều đó được thể hiện rõ nét qua tục xin chữ mỗi dịp đầu năm. Bên cạnh giá trị bản sắc dân tộc, ý nghĩa mỗi câu, chữ được xin cũng chính là mong ước của người xin chữ trong năm mới.

Trong dịp Tết Bính Thân năm nay, ngoài tục xin chữ trên giấy dó, lụa và các chất liệu quen thuộc khác, người dân Sài Gòn còn có thêm một sự lựa chọn hoàn toàn mới. Đó là xin chữ trên áo thun.

xinchutrenaothun (14)

Giờ đây, những nét “rồng bay phượng múa” đã có thể được truyền tải trên những chiếc áo thun mà chúng ta mặc thường ngày.

Video clip về trào lưu xin chữ trên áo thun:

Phong cách xin chữ mới lạ trên là sự kết hợp ý tưởng giữa anh Nguyễn Huy Toàn - giám đốc một thương hiệu áo thun và thầy đồ Huỳnh Quang Lĩnh. Hai anh vốn là những người bạn từ trước khi hợp tác thực hiện sáng kiến độc đáo này.

Năm ngoái, anh Toàn đã mang một vài chiếc áo thun của mình đến nhờ anh Lĩnh viết chữ thư pháp trên áo. Vốn là một người ưa thích sự sáng tạo, thầy đồ trẻ đã không ngần ngại “múa bút” trên chất liệu mới đầy thử thách mà người bạn của mình đưa ra. Những chiếc áo mang thông điệp ý nghĩa qua nét bút tài hoa của anh Lĩnh khi được anh Toàn mặc trên người đã thu hút sự chú ý của nhiều người xung quanh.

xinchutrenaothun (7)

Thầy đồ Huỳnh Quang Lĩnh được nhiều người biết đến như cha đẻ của nghệ thuật thạch thư - vẽ thư pháp trên đá. Ngoài ra, anh còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ thuật - Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM.

xinchutrenaothung_a

Anh Nguyễn Huy Toàn là một người trẻ năng động, đa tài. Anh hiện là một chuyên viên tư vấn giáo dục vừa là giám đốc điều hành của một công ty sản xuất áo thun.

Trước phản hồi tích cực ngoài mong đợi từ mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hai anh quyết định phát triển ý tưởng viết thư pháp trên áo thun một cách nghiêm túc. Sau một năm thử nghiệm và chuẩn bị, hai chàng trai này đã chính thức công bố ý tưởng của mình rộng rãi trong dịp Tết Bính Thân 2016.

xinchutrenaothun (9)

Các bạn trẻ có thể lựa chọn những chiếc áo đã được viết sẵn các câu, chữ phổ biến.

Các bạn trẻ có thể lựa chọn những chiếc áo đã được viết sẵn các câu, chữ phổ biến…

xinchutrenaothun (15)

… hoặc có thể tự mang áo của mình đến xin chữ theo yêu cầu.

xinchutrenaothun (13)

Một số bạn xin những câu, chữ thay cho mong ước của họ hoặc lời chúc mà họ muốn dành tặng đến mọi người trong năm mới.

xinchutrenaothun (16)

Số khác lại xin chữ là tên của chính mình.

xinchutrenaothun (6)

Bạn Nguyễn Hoàng Thắng đến xin thầy đồ chữ “Thành” với mong ước “công thành danh toại” trong năm mới.

xinchutrenaothun (1)

Chị Võ Kim Cúc xin chữ “Phúc” để tặng cho một người thân tên Phúc đồng thời gửi gắm lời chúc phúc đến người này trong năm mới.

xinchutrenaothun (2)

Anh Lĩnh chia sẻ cho chữ trên áo thun khó hơn trên các chất liệu mà anh từng thể nghiệm. Thời gian viết cũng kéo dài hơn 3-5 lần.

xinchutrenaothun (11)

Ngoài câu, chữ, các bạn trẻ còn có thể nhờ thầy đồ vẽ những hình ảnh, họa tiết theo yêu cầu. Trong ảnh, họa tiết các lá trúc được điểm xuyết xung quanh nhằm làm nổi bật thêm chữ “Phúc” ở giữa.

xinchutrenaothun (5)

Chữ sau khi viết phải được sấy khô khoảng 10-15 phút để không bị lem. Về sau, người dùng có thể mặc và giặt là thoải mái mà không sợ chữ phai màu.

Mặc dù chỉ mới chính thức khởi xướng từ đầu năm nay nhưng phong trào xin chữ trên áo thun đã nhanh chóng lan rộng, được giới trẻ hào hứng đón nhận và hứa hẹn sẽ trở thành một nét văn hóa mới trong mùa Tết năm nay cũng như về sau.

Giá xin chữ trên áo thun (đã bao gồm tiền áo) từ 160.000 đồng trở lên (tùy yêu cầu của khách).

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất