Sắc màu Cuộc Sống

Tại sao Việt Nam lọt Top 10 Quốc gia kém thân thiện nhất thế giới?

San San
Chia sẻ

Sau những tung hô và tự hào khi ẩm thực và danh thắng nước nhà không ngừng lọt vào các danh sách bình chọn uy tín thì lần này, thủ đô Hà Nội bất ngờ lọt vào Top các địa điểm có thái độ thiếu thân thiện nhất đối với du khách.

Mới đây chuyên trang du lịch của Indepenent (Anh) đã lập nên một danh sách các thành phố, quốc gia kém thân thiện nhất thế giới. Tiêu chí đưa vào danh sách này là căn cứ trên những đánh giá, kinh nghiệm thực tiễn của khách du lịch về sự chào đón, thái độ thân thiện và thật thà của dân bản địa ở khắp các thành phố từ Miami (Mỹ) cho tới Macao (Trung Quốc).

1

Và điều bất ngờ là, sau những tung hô và tự hào khi ẩm thực và danh thắng nước nhà không ngừng lọt vào các danh sách và tạp chí bình chọn uy tín thì lần này, chính thủ đô Hà Nội của chúng ta lại lọt vào danh sách hững nơi có thái độ thiếu thân thiện và lịch sự nhất đối với du khách!

Nằm trong Top 10 Quốc gia kém thân thiện nhất thế giới là: Baku, Azerbaijan, Dallas (bang Texax, Mỹ) , Praha (Cộng hòa Séc), thành phố Warsaw (Ba Lan), Miami (Mỹ), Macao, Reykjavik (Iceland), Hà Nội (Việt Nam), và Vladikavkaz (Nga).

Nếu như khách du lịch phàn nàn khi đến Baku, Azerbaijan sẽ bị soi mói và nhìn chằm chằm như người ngoài hành tinh, đến Dallas (Mỹ) thì chỉ đốt tiền, đến Praha (Séc) thì gặp tình cảnh bị cư xử khiếm nhã, lái taxi nóng tính, tiền tip quá nhiều cho phòng ốc hoặc du lịch ở Nga thì quá buồn, rầu rầu từ con người đến cảnh vật… thì khách du lịch phàn nàn điều gì ở Hà Nội, Việt Nam?

Du khách Laura Chubb với nick @laurachubb đã phát biểu rằng: “Tôi đang muốn nói về Hà Nội, nhưng nói chung là ở Việt Nam người dân đều có tính khí khá “hiếu chiến”, tồn tại sự dung túng bất tận cho những trò gian lận trong hầu hết các giao dịch mua bán ở các địa phương, rồi những cuộc chiến mặc cả giá vé taxi dù chỉ trên cùng cung đường (Điểm đến); tại Hà Nội còn có tình trạng cá biệt khá bực mình đó là giá phòng đột nhiên tăng lên khi sắp đến hạn thanh toán. Thêm vào đó, ở ngay thủ đô này của Việt Nam, còn có loại hình “thể thao” kinh hoàng là chộp giựt thô bạo từ khách du lịch một cách thô bạo: Một người bạn gần đây khi đang đi trên đường phố đã vô cùng bất ngờ khi chứng kiến đôi giày của mình bị giật khỏi chân để mang đi…“sửa chữa” dù không hề mong muốn! Sau khi đuổi theo, nó được trả lại với phí sửa giày là 20$! Còn tận hưởng thời gian tại nơi đây? Chắc chắn là cũng tuyệt rồi - nhưng vẫn rất buồn bị đối xử theo cách thức không mong muốn và với thái độ nghi ngờ mọi lúc mọi nơi như thế này!”.

Đây có lẽ là lời chia sẻ phản ánh rất chân thật thực trạng xấu xí vẫn còn tồn tại một thời gian dài khi nói về thái độ bất lịch sự của người dân địa phương không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở khắp các thành phố du lịch khác ở Việt Nam.

Laura Chubb đã nhắc nhở chúng ta không thể quên những vụ việc đã làm nên ấn tượng xấu với du khách quốc tế thời gian qua. Còn nhớ, John McCarthy trong năm ngoái đã khiến cư dân mạng Việt Nam “dậy sóng” với những chia sẻ chân thật về suy nghĩ “không bao giờ nữa muốn quay lại Việt Nam lần hai” do cơn ác mộng chặt chém, vấn nạn giao thông kinh hoàng, hỗn loạn và mọi thứ đều có giá cao cắt cổ…

Giao thông kinh hoàng.

Giao thông kinh hoàng.

20151201144829-khach-qte-jpg1-1448964294299

Hình ảnh ép khách sử dụng dịch vụ dễ dàng nhìn thấy tại các tuyến phố cổ ở Hà Nội.

Những hình ảnh vô cùng "xấu xí": Chèo kéo mua bán, chặt chém giá cao với du khách.

Chèo kéo mua bán, chặt chém giá cao với du khách,… là những hình ảnh vô cùng xấu xí.

Đầu tư nhiều cho du lịch, nhưng chưa đủ?

Hẳn chúng ta sẽ không thôi ám ảnh với câu nói của John: “Tôi đến Việt Nam là đi cho biết và sẽ không bao giờ quay lại đất nước của bạn một lần nữa đâu”.

Chúng ta vẫn nỗ lực xây dựng các hình ảnh đẹp, từ đầu tư vào khai thác thiên nhiên, tìm ra địa danh, hang động tự nhiên, lưu trữ và bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, vật thể, các giá trị dân gian… nhưng có lẽ ta đã bỏ qua một trong những nội dung quan trọng, đó là đầu tư cho con người. Nó bao gồm việc gia tăng sự nhận thức, thái độ lịch sự văn minh và đàng hoàng trong cư xử với du khách. Đây mới là một trong những yếu tố quyết định để níu giữ du khách khi tới Việt Nam.

Trải qua những kinh nghiệm du lịch như thế này, du khách nào còn muốn quay lại Hà Nội, quay lại Việt Nam?

Trải qua những kinh nghiệm du lịch như thế này, du khách nào còn muốn quay lại Hà Nội, quay lại Việt Nam?

Tệ nạn mời chào “cưỡng ép” du khách trên phố Cổ, Hà Nội

Tháng 9 năm ngoái, khắp các trang báo đều đồng loạt đăng tải clip cực kỳ xấu xí về “đội quân đánh giày kiểu trấn lột” trên phố Hàng Buồm và các con phố Cổ, những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Hà Nội.

danh_giay_kieu_tran_lot_o_pho_cojpg

Hình ảnh chèo kéo “ép” sửa giày của du khách.

Từ xe ôm, taxi cho đến hàng rong đều thi nhau chặt chém du khách.

Từ xe ôm, taxi cho đến hàng rong đều thi nhau chặt chém du khách.

Cướp giật ngang nhiên giữa ban ngày

Ngoài ra, tệ nạn cướp giật của du khách, đặc biệt là trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh không chỉ là cơn ác mộng của du khách mà còn là nỗi sợ hãi của cư dân địa phương. Đây có lẽ là một trong những vấn nạn mà cần có sự giúp sức tích cực của bộ phận giữ gìn trật tự hơn nữa.

Hồi tháng 3 trong năm, vụ việc hai du khách người châu Âu (1 nam, 1 nữ) khi đi bộ trên đường Lương Hữu Khánh (TP HCM) bị 2 thanh niên đi xe gắn máy áp sát giật giỏ xách của cô gái khiến nữ du khách vô cùng hoảng sợ, ngất xỉu rồi sau đó không ngừng khóc lóc được ghi nhận đã khiến chúng ta không khỏi thêm ngao ngán về hiện trạng này.

nu-du-khach-khoc-loc-giua-pho-sau-khi-bi-cuop

Nữ du khách Ai Cập không ngừng khóc lóc vì hoảng sợ và bất ngờ sau khi bị cướp giật.

nu-du-khach-bi-giat-gio-xach

Công an sau đó đã phải công khai xin lỗi du khách này.

Cặp đôi Hồng Kong nhờ cư dân mạng giúp đỡ sau khi bị cướp trên phố Tây Bùi Viện.

Cặp đôi Hồng Kong nhờ cư dân mạng giúp đỡ sau khi bị cướp trên phố Tây Bùi Viện.

Tuy nhiên, cho tới nay tệ nạn cướp giật này vẫn chưa được cải thiện phần nào (Hình ảnh dàn dựng cướp của ngang nhiên giữa ban ngày).

Tuy nhiên, cho tới nay tệ nạn cướp giật này vẫn chưa được cải thiện phần nào (Hình ảnh dàn dựng cướp của ngang nhiên giữa ban ngày).

Tham gia giao thông như cuộc phiêu lưu “mạo hiểm”

Thêm nữa, một trong những ấn tượng kinh hoàng với du khách khi đến Việt Nam không thể không kể đến là ý thức vô trách nhiệm, vô phép tắc khi tham gia lưu thông, để lại ấn tượng về một nền giao thông “hỗn loạn” và đáng sợ với du khách đến đây. Đúng là lưu thông ở Việt Nam giống như một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm và không ai có thể chắc chắn mình có thể vượt qua cho đến khi đã “sang đường” hoặc về nhà!

Giao thông hỗn loạn ở Việt Nam.

Giao thông hỗn loạn ở Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=YME3jbglOGQ

Giao thông Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài

Chia sẻ

Bài viết

San San

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất