Sắc màu Cuộc Sống

Sự thật về tin đồn 'EU cấm nhập khẩu cá từ Việt Nam'

Chia sẻ

Trong vòng 24h từ khi tin đồn EU cấm nhập cá từ Việt Nam vì nghi ngờ có độc tố thủy ngân, rất nhiều ngư dân và cả người tiêu dùng đều trở nên vô cùng hoang mang. Khi tình hình Vũng Áng vẫn còn đang sôi sục, có lẽ thông tin này đã lại một lần nữa khiến mọi người lại e dè với cá biển Việt Nam.

Ngày 4/5, sau một bài báo tiếng Anh được dịch sơ rằng: “Theo thông tin từ Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad), Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đã cho biết: Thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Ủy ban Châu Âu (EC), Nafiquad đã nhận được thông tin về các lô hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Kèm theo thông báo trên, 4 cái tên nổi bật trên thị trường xuất nhập khẩu cá là: Xí nghiệp Thực phẩm Mekong Delta - Công ty cổ phần XNK thủy sản Cần Thơ, công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam, Công ty cổ phần Foodtech, Công ty cổ phần Khang Thông - Nhà máy chế biến thủy sản có tên trong danh sách cảnh báo do có các mặt hàng cá không đạt chuẩn chất lượng. 

5-5-2016 12-21-20 PM

Những thông tin này đã làm dấy lên nghi vấn “Đó là cá đã nhiễm độc sau sự kiện Vũng Áng” và bị trả về toàn bộ. Nếu EU thật sự cấm nhập khẩu cá Việt Nam, đây có lẽ là sự kiện chấn động cực kì với cả nền kinh tế. 

Đã có vô số lượt share bài viết với bình luận không đúng những gì bài báo đã nêu, cùng nhiều nghi ngờ khiến chính ngư dân Việt lại một lần nữa đứng ngồi không yên. 

Tuy nhiên trong chia sẻ mới nhất trên trang cá nhân của mình, ông Trần Vũ Hoài - một trong những chủ chốt có tiếng của tập đoàn Unilever Việt Nam đã dịch lại chính xác nội dung của thông báo để giúp cộng đồng mạng có cái nhìn chính xác hơn về tình hình xuất nhập khẩu cá Việt Nam. 

Ông Trần Vũ Hoài, một nhân vật có tiếng nói trong giới kinh doanh.

Ông Trần Vũ Hoài, một nhân vật có tiếng nói trong giới kinh doanh.

Ông Hoài cho biết: 

Có 4 lô hàng hải sản từ Việt Nam đã bị từ chối nhập vào EU, do 4 công ty VN xuất khẩu. Cụ thể lý do bị từ chối cho nhập như sau:

1. Một lô cá ba sa bị từ chối vào Đức vì có mùi khai của amoniac, và có muối sodium carbonate (Na2Co3) hiện bị cấm.
2. Một lô cá ba sa bị từ chối vào Tây Ban Nha vì chứa muối sodium erythorbate (C6H7NaO6) là phụ gia bảo quản thực phẩm tươi hiện bị EU cấm.
3. Một lô cá tuna đóng hộp bị từ chối vào Đức vì có Histamine (là chất amine có thể có tác dụng phụ, hại cho người sử dụng nên gần đây EU đã cấm).
4. Một lô cá swordfish đông lạnh của 1 công ty bị từ chối vì có chứa thủy ngân.

Các công ty này nhận được cảnh báo và phải xem lại qui trình sản xuất hoặc nguồn nguyên liệu. Trong cả quí 1 năm 2016, chỉ có 31 lô hàng hải sản từ VN bị cảnh báo như vậy”.

Theo ông Hoài, qua những lần làm việc với các công ty xuất nhập khẩu vào Mỹ, EU,… thì đây là những thị trường rất khó tính. Ngành cá Việt Nam đã rất vất vả để xâm nhập thị trường này, nhiều khi chỉ vì sơ suất mà bị vi phạm.Việc giựt tít sai nội dung, ví dụ như “Một số lô hàng bị từ chối” có ý nghĩa hoàn toàn khác với “EU cấm nhập cá từ Việt Nam“. Nếu chẳng may chỉ vì thông tin không xác thực được lan truyền rộng rãi, khiến người đọc hiểu sai thông điệp bài viết sẽ càng gây thêm náo loạn cho thị trường kinh doanh.

Rất nhiều bạn đọc đồng tình với quan điểm của ông Trần Vũ Hoài. Họ cho rằng hành động share, post mà không cần đọc bài viết cũng là một loại "tội ác" hại người.

Rất nhiều bạn đọc đồng tình với quan điểm của ông Trần Vũ Hoài. Họ cho rằng hành động share, post mà không cần đọc bài viết cũng là một loại “tội ác” hại người.

Trong thời điểm mạng xã hội là thế lực vô hình đủ sức mạnh để giết chết bất cứ thứ gì với thời gian nhanh chóng mặt, chỉ cần vài cái likes, share cũng đủ để nó lan truyền và gây ảnh hưởng đáng kể đến sự thật, bởi thông tin sai lệch có thể kích động và gây hoang mang dư luận. 

Thực chất nguồn tin EU cấm nhập khẩu hải sản Việt Nam do lo ngại cá nhiễm độc ở biển miền Trung là hoàn toàn vô căn cứ. EU có cấm nhập khẩu cá hay không? - Đó là một câu hỏi lớn cần có sự xác minh, tiếng nói chính thức từ cơ quan có thẩm quyền, không phải chuyện chỉ 1,2 bài báo là đủ thông tin cho cộng đồng.

Chia sẻ
Tin mới nhất