Sắc màu Cuộc Sống

Sau chiến dịch trả lại vỉa hè cho người đi bộ, ông Đoàn Ngọc Hải 'mạnh tay' xử lý tình trạng chó thả rông ở Sài Gòn

Quỳnh Quỳnh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Mới đây, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch quận 1 TP.HCM đã yêu cầu các phường quyết liệt xử lý tình trạng chó thả rông gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng giao thông,… ở khu trung tâm.

Báo Vnexpress đưa tin, ngày 19/7, Phó chủ tịch quận 1 (TP HCM) Đoàn Ngọc Hải vừa yêu cầu lãnh đạo 10 phường và các lực lượng chức năng xử lý tình trạng người dân thả rông chó, gây ảnh hưởng an toàn giao thông, làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường… ở khu vực các chung cư, hè phố, đường sá khu trung tâm Sài Gòn.

Hình ảnh đội bắt chó thả rông thực thi nhiệm vụ.

Theo đó, phòng Văn hóa Thông tin của quận phải tuyên truyền hành vi vi phạm của người dân gây hậu quả thế nào, hình thức xử lý của lực lượng chức năng. Phòng Y tế có trách nhiệm phổ biến các điều kiện nuôi chó tại đô thị, cũng như cách thức phòng chống dịch bệnh, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh (rọ mõm, tiêm phòng, dọn dẹp khi chó phóng uế) khi đưa vật nuôi đến nơi công cộng.

Thông tin đăng tải trên báo Vietnamnet cho biết thêm, theo chỉ đạo của ông Hải, việc tuyên truyền phải thực hiện xong trước ngày 14/8 và sau ngày này nếu người dân nào vi phạm sẽ tăng cường xử phạt hoặc cưỡng chế.

Hiện tại, mới chỉ có Đội bắt chó thả rông của Chi cục Thú y thường xuyên xuống địa bàn xử lý theo yêu cầu của cơ quan chức năng các phường thuộc các quận trên địa bàn TP. HCM. Tuy nhiên việc bắt chó thả rông ngoài đường, khu phố của Đội bắt chó thả rông gặp nhiều trở ngại khi bị người dân phản ứng tiêu cực, có hành vi chống đối và hành hung.

Theo Nghị định 90/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác, có hiệu lực cuối năm ngoái, quy định: nếu không đeo rọ mõm cho chó, hoặc không được tiêm phòng, buộc xích khi đưa ra nơi công cộng… chủ vật nuôi bị phạt 600.000-800.000 đồng. Trường hợp vi phạm cả hai điều trên thì bị phạt 1,6 triệu đồng. Chủ tịch, trưởng công an phường và nhiều lực lượng khác có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi này.

Chia sẻ thêm với phóng viên, lãnh đạo phòng Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y TP. HCM) cho biết, tất cả chó bị đưa về trại nuôi nhốt đều được chăm sóc như nhau. Nếu sau 48h -72h, chủ chó không đến nhận thì chó sẽ bị mang đi tiêu hủy hoặc cho các trường thú y làm thí nghiệm nghiên cứu.

Chia sẻ

Bài viết

Quỳnh Quỳnh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất