Sắc màu Cuộc Sống

'Sầm Sơn thất thủ' và thực hư câu chuyện nước biển có mùi khai, khách bị chặt chém

Huyền Trân
Chia sẻ

Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip đoàn người đông nghìn nghịt rời khỏi bãi tắm biển Sầm Sơn, cùng với đó là thông tin nước biển có mùi khai, hành khách bị chặt chém 100.000 đồng một quả dừa, 50.000 đồng một chiếc ghế nghỉ...

Kinh hoàng với cảnh tượng “Sầm Sơn thất thủ”

Không khỏi kinh hoàng khi người ta được tận mắt chứng kiến cảnh tượng các du khách đổ xô về bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) những ngày này. 

Thực tế biển Sầm Sơn đã trở thành điểm “giải nhiệt” lý tưởng của nhiều gia đình, nhưng với số lượng người đông đến mức độ ken đặc cả một vùng bờ biển thì nhiều người đã phải dùng từ “Sầm Sơn thất thủ” để miêu tả lại cảnh tượng đáng kinh ngac này.

Trên group Facebook của diễn đàn oto cũng vừa “cập nhật” tình hình bãi biển Sầm Sơn vào chiều ngày 14/6, với những bức ảnh người ken đặc người, không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng cùng theo bố mẹ ra tắm biển, hóng mát, nô đùa. Nhìn vào bức ảnh, người ta cảm giác như không có chỗ mà đứng, chứ chưa nói là chen được xuống để tắm biển.

13428583_10205436593674786_3895411942480578439_n

Cảnh tượng bãi biển Sầm Sơn kín đặc người được chia sẻ trên Facebook.

Người bố phải bế con đưa lên cao để di chuyển trong làn người đứng ngồi lôm nhôm trên bãi biển

Người bố phải bế con đưa lên cao để di chuyển trong làn người đứng ngồi lôm nhôm trên bãi biển

Trước đó trên trang Beat cũng đăng tải một clip được đặt tiêu đề là “Sầm Sơn thất thủ” được chia sẻ bởi Facebook Luc Chinh, quay lại cảnh đoàn người ùn ùn đang đổ vào bãi tắm Sầm Sơn.

Lời chia sẻ nghe khá “khổ tâm”: “Nhà em hoàn cảnh thì bình thường, chả khá giả gì mấy… Cắm mặt cả năm dành dụm được tí tiền , đưa nguời yêu đi biển cho nó sang chảnh, check in các thức. Ra đến nơi nhìn dòng người ùn ùn kéo nhau xuống biển mà chán chả buồn lao xuống nước vì làm gì có chỗ mà đứng”.

Clip “Sầm Sơn thất thủ 2016” được chia sẻ trên Beatvn bởi Facebook Luc Chinh

Chưa hết, nhiều người còn vào bình luận rằng việc người ùn ùn đổ về bãi biển đến nỗi không có chỗ tắm là một chuyện, nếu xuống tắm có khi còn tắm phải cả… nước tiểu của người khác.

Facebook Trương Quang Sáng viết: “Chẳng biết đi có được tắm biển hay không hay chỉ tắm nước tiểu của người ta. Thật nhìn cảnh này đậm chất kiểu người trong ao hồ”.

Chưa kể nhiều người còn chia sẻ bị người dân buôn bán ở đây “chặt chém” không thương xót, khi một chiếc ghế nghỉ thông thường có giá 20.000 đồng đã được tăng lên 50.000 đồng, một quả dừa thậm chí có giá 100.000 đồng…

Không có chuyện Sầm Sơn thất thủ, nước biển có “mùi khai”

Theo xác nhận của đại diện của UBND thị xã Sầm Sơn, việc du khách đổ về Sầm Sơn với số lượng người đông như vậy là có thật, tuy nhiên đó là vào ngày lượng khách tăng đột biến và có thể là đông nhất trong năm nay.

Tuy nhiên, vị này cho biết việc nói “Sầm Sơn thất thủ” là không đúng, vì lượng khách đông nhưng không xảy ra tình trạng quá tải hay có hiện tượng chen lấn vì năm nay bãi biển Sầm Sơn đã được quy hoạch dài 3,5 km thay vì hơn 1 km như những năm về trước.

Cũng vì vậy nên càng không có hiện tượng “nước biển có mùi khai” hay các du khách tắm phải “nước tiểu” của nhau, vị này khẳng định.

Nhìn bức ảnh, không ít người phải thốt lên rằng đến đây không có chỗ để đứng, thậm chí còn tắm phải cả "nước tiểu" của nhau

Nhìn bức ảnh, không ít người phải thốt lên rằng đến đây không có chỗ để đứng, thậm chí còn tắm phải cả “nước tiểu” của nhau

Về việc “chặt chém” ở Sầm Sơn, đại diện UBND thị xã cho biết đã công bố trên trang du lịch của Sầm Sơn là http://dulichsamson.gov.vn/ số đường dây nóng của UBND thị xã, Công an thị xã, cấp cứu biển, quản lý thị trường… để tiếp nhận phản ánh của khách du lịch về các dịch vụ tại khu du lịch.

Tại đây cũng có công khai mức giá đăng ký của các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ du lịch trên địa bàn để du khách tham khảo. Nếu đơn vi kinh doanh vi phạm, du khách nên gọi ngay vào số đường dây nóng của UBND thị xã Sầm Sơn để phản ánh, khiếu nại.

Du lịch phải ra đúng nghĩa là du lịch

Nhiều người cảm thấy quá “choáng” với kiểu đi tắm biển, nghỉ mát mà phải chen chúc trong làn người dày đặc như vậy. Nhiều ý kiến cho rằng, vì du lịch vốn là để nghỉ ngơi, thư giãn nhưng du lịch ở một nơi đông đúc, xô bồ, ồn ào như thế thì tốt nhất không nên đi làm gì.

Bạn Hoàng Lan ngán ngẩm: “Không hiểu vì sao mọi người vẫn có thể đến những chỗ như thế này để tắm biển. Sầm Sơn cũng có vô số bãi tắm chứ không nhất thiết phải đổ về một bãi, cũng chưa kể đi thêm 100 km nữa cũng đến được Cửa Lò, vừa thưa vắng, vừa mát mẻ. Mang tiếng đi tắm biển đến nơi không có chỗ mà tắm thì thà ở nhà bật điều hòa cho đỡ đen da, đỡ rước mệt vào người”.

Bãi biển người đông như nêm khiến cho nhiều người không khỏi ngán ngẩm

Bãi biển người đông như nêm khiến cho nhiều người không khỏi ngán ngẩm

Chưa kể, một vấn đề nữa là dựa vào việc người dân ở đây chặt chém khách du lịch tới tắm biển mà không ít người hùa vào “chửi đồng” người Thanh Hóa. Tuy nhiên nhiều người không đồng ý với việc này, bởi bất kỳ khu du lịch nào cũng có hiện tượng tăng giá, chặt chém khi đông khách, quan trọng là cách quản lý của cơ quan chức năng.

Bạn Doan Hung cũng bức xúc viết: “Đã là du lịch công cộng thì phải chấp nhận thôi, có điều kiện thì vào resort sang chảnh mà tắm, cũng chẳng lo bị ai chặt chém. Thế nên không chỉ quan trọng là du lịch ở đâu, mà còn du lịch như thế nào cho đúng nghĩa là du lịch. Với cả người Thanh Hóa cũng có người nọ người kia chứ không phải ai cũng như ai nên các bạn cũng đừng vơ đũa cả nắm như thế, tội người ta”.

Chia sẻ

Bài viết

Huyền Trân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất