Sắc màu Cuộc Sống

Phóng viên Việt mắc Covid-19 ở UAE: 'Các bác sĩ động viên tôi cố lên vì tôi là người Việt Nam'

Long Quyền
Chia sẻ

Phóng viên Trần Phúc Nghĩa đã có những chia sẻ với báo chí về những cố gắng, cơn ho, sốt, những khó khăn khi mắc Covid-19 tại UAE. Đặc biệt, anh không thể nào quên những lời động viên kịp thời từ đội ngũ y tế tại đây.

Phóng viên Trần Phúc Nghĩa, thành viên trong đoàn phóng viên tháp tùng đội tuyển Việt Nam sang UAE thi đấu vòng loại thứ 2 World Cup 2022 - khu vực châu Á đã phải ở lại. Lý do vào ngày 11/6, Phúc Nghĩa phát hiện nhiễm Covid-19 và phải tự cách ly trong khách sạn.

Phóng viên Việt mắc Covid-19 ở UAE: 'Các bác sĩ động viên tôi cố lên vì tôi là người Việt Nam' Ảnh 1
Sau 15 ngày điều trị, Phúc Nghĩa đã được ra viện.

Mới đây, Phúc Nghĩa đã có những chia sẻ với Ngoisao.net về những ngày mình phải chống chọi với Covid-19 tại UAE. Phúc Nghĩa cho biết, anh mắc Covid-19 từ ngày 9/6 nhưng đến 5 ngày sau khi bệnh trở nặng mới vào bệnh viện chữa trị.

“Khi tôi có kết quả dương tính Covid-19, trung tâm y tế có gọi điện trực tiếp cho tôi và đưa ra cho tôi hai lựa chọn, một là tôi tự chữa ở nhà và làm theo hướng dẫn trong một cái ứng dụng mà họ bắt mình phải tải về sử dụng.

Trường hợp 2, khi mình làm theo hướng dẫn trong ứng dụng đó hai ngày mà thấy sức khỏe vẫn xấu đi thì mình có thể liên hệ lại đường dây nóng để tìm đến các cơ sở, bệnh viện”, Phúc Nghĩa chia sẻ.

Khi ấy, Phúc Nghĩa vẫn rất tự tin lựa chọn điều trị ở nhà vì nghĩ rằng bệnh chỉ có những triệu chứng như sốt, ho, khó thở, chỉ cần ở nhà ăn uống điều chỉnh dinh dưỡng và sẽ tự khỏi.

“Nhưng thật sự đến ngày 12/6 là tôi bắt đầu cảm thấy sức khỏe yếu dần và đến ngày 13/6, tôi vào viện. Ngày tôi quyết định đi viện là ngày tôi cảm thấy tồi tệ lần đầu tiên. Hôm ấy, tôi bị sốt rét kinh khủng, cảm thấy như mình không thể làm được một việc gì, thậm chí mình không thể đứng dậy để đi lấy một cốc nước rất mệt, thất thường.

Phóng viên Việt mắc Covid-19 ở UAE: 'Các bác sĩ động viên tôi cố lên vì tôi là người Việt Nam' Ảnh 2
Phúc Nghĩa luôn phải thở bình Oxy vì phổi bị tổn thương nặng.

Buổi sáng, nhiệt độ cơ thể là 38 - 39 độ C, đến buổi trưa có lúc lên 40 độ C, thở rất khó. Bác sĩ bảo tôi có thể đã bị từ ngày 9/6. Lúc ấy công việc nhiều, tôi còn phải làm đêm nữa, chắc do làm việc quá sức nên bị ảnh hưởng đến phổi, độ tổn thương đến 60%”, phóng viên Phúc Nghĩa chia sẻ.

Lần thứ 2 anh cảm thấy sợ nhất là vào buổi sáng trong lúc anh đi vệ sinh: “Trong đó có một cái nút bấm khẩn cấp để gọi cấp cứu, khi tôi vừa xong, đứng lên thì ngã, không cả kịp bấm nút, may mắn được bác sĩ đỡ luôn. Khi tôi ngã vào vòng tay của họ, tôi chỉ còn nghe được một vài lời nói, rồi mất nhận thức.

Trong bệnh viện có một thiết bị và những cái lỗ để cắm bình oxy, cái lỗ màu tím là trường hợp nặng nhất thì hôm đó tôi phải cắm vào cái lỗ tím, họ bóp một cái túi khí vào trong lồng ngực vì lúc ấy tôi không thể tự thở được nữa”, Phúc Nghĩa chia sẻ.

Phúc Nghĩa cho biết, việc cảm thấy khó khăn nhất là mất vị giác và khó thở. Khi ăn đồ ăn thì chỉ cảm nhận được nóng hay lạnh, chứ không cảm nhận được mùi vị. Mũi của anh cũng không ngửi được mùi gì.

Phóng viên Việt mắc Covid-19 ở UAE: 'Các bác sĩ động viên tôi cố lên vì tôi là người Việt Nam' Ảnh 3
"Ở đây tôi chỉ có một mình, khi mà tôi nguy hiểm thì các bác sĩ có nói với tôi là: “Cố lên chàng trai Việt Nam, bạn là người Việt Nam, là chiến binh Việt Nam”, những lời như thế tôi cảm thấy rất khác biệt", Phúc Nghĩa chia sẻ.

“15 ngày chỉ nằm ở cái giường đấy, có một thời gian còn không bước được xuống giường. Buồn chán, mình phải thở máy 24/24 những lúc mình cố gắng nói chuyện là mình không thở được, cố nói mấy câu là khó thở hơn. Còn mỗi việc sử dụng điện thoại nhưng các bác sĩ cũng yêu cầu không nên sử dụng điện thoại họ muốn mình tập trung vào phổi để tập thở chứ không muốn mình tập trung vào việc khác”, Phúc Nghĩa tâm sự.

Theo Phúc Nghĩa, một người tại đây được 3 y bác sĩ thay nhau chăm sóc trong vòng 24h, mỗi người sẽ chăm sóc 8h. Chỉ cần có vấn đề gì dù là lớn hay nhỏ, thậm chí khi không lấy được cốc nước, mọi người bấm vào nút khẩn cấp y bác sĩ sẽ đến ngay lập tức với thái độ vô cùng cởi mở.

“Các y bác sĩ, họ luôn sẵn sàng đến hỗ trợ với một tâm thế rất cởi mở vui vẻ tôi cảm nhận được điều ấy. Họ động viên rất nhiều, khi tôi không ăn được họ cũng động viên, thậm chí họ còn ở ngồi cạnh tâm sự nói chuyện.

Ở đây tôi chỉ có một mình, khi mà tôi nguy hiểm thì các bác sĩ có nói với tôi là: “Cố lên chàng trai Việt Nam, bạn là người Việt Nam, là chiến binh Việt Nam”, những lời như thế tôi cảm thấy rất khác biệt, cảm giác như họ không khác gì một bác sĩ tâm lý nữa vậy”, Phúc Nghĩa chia sẻ.

Chia sẻ

Bài viết

Long Quyền

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất