Sắc màu Cuộc Sống

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có'

Khải Anh
Chia sẻ

Khi chiếc xe máy, đôi bông tai cuối cùng ra đi, chị vắt tay lên trán, nước mắt chảy dài. Phía sau một cơn đại dịch, có những con người đang rơi vào nỗi hoang mang tăm tối, chật vật tìm con đường mưu sinh.

Những gánh lô tô không sáng đèn

Trước Tết, chúng tôi có dịp phỏng vấn chị Mai Tuyến Ly, chủ gánh lô tô ở khu vực miền Trung. Chị yêu nghề, quyết giữ nghề bằng mọi cách, cho dù đó là cái giá đắt nhất mà chị phải "gồng mình" chịu đựng.

Đợt dịch thứ ba bùng phát, đoàn lô tô .... chết đứng. Lần đầu tiên, chị phải trải qua cái Tết mà ánh đèn sân khấu không còn sáng. Váy hoa, phấn son... cất vào tủ, buồn hắt hiu.

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có' Ảnh 1
Đoàn lô tô sau cơn bão

Đợt dịch thứ tư kéo đến, chị bán tất cả tài sản mà mình có để nuôi đoàn, giữ đoàn. Trong những ngày khó khăn chồng chất, có biết bao nhiêu đêm chị khóc ướt gối. Giờ đây, chị chỉ thấy được sân khấu sáng đèn, khán giả đông nghịt người trong những giấc mơ tròng trành, dưới mái nhà dựng tạm.

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có' Ảnh 2

Chị chia sẻ: "Những ngày qua, tình hình đoàn khó khăn, nỗi lo cơm áo, gạo tiền cứ vây lấy chúng tôi. Các anh chị em trong đoàn không thể về nhà được vì giãn cách xã hội. Nhưng quyết định ở lại cũng không khiến cuộc sống của chúng tôi tươi sáng hơn.

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có' Ảnh 3

Vì dịch nên quán ăn đóng cửa, chúng tôi không thể đi rửa chén mướn. Nhiều người trong đoàn muốn làm con gái nên đã bỏ trốn gia đình từ lâu, không có giấy tờ tùy thân. Mấy ngày qua, chúng tôi dành dụm từng đồng, có rau ăn rau, có mắm ăn mắm để cầm cự qua ngày. Vừa qua, cơn bão số 1 đã làm đoàn bị gãy đổ các vật dụng, tan hoang. Tôi cũng bị đống sắt vụn đè lên người suýt chết. Các chị em đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời, đoàn Hương Nam thấy thế thương quá, góp mỗi người một ít để trang trải qua ngày".

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có' Ảnh 4

Những tài sản mà chị Ly tích cóp từ trước cũng lần lượt ra đi: chiếc xe máy, đôi bông tai... Tất cả để xoay trở cho đoàn những ngày khó khăn cùng cực. Chị trồng luống rau bên cạnh nơi đoàn đóng nhưng bị trâu bò giẫm hư hết. Giờ đây, tài sản quý giá nhất của đoàn chỉ là khung sắt dựng rạp, trơ trọi dưới trời mưa bão miền Trung.

Hơn 1 tháng qua, chị chạy tất tả vay mượn gia đình, bà con để giữ đoàn. Giờ đây, chị Ly gần như kiệt quệ. "Tôi không biết làm gì để sống, buông không được, bỏ cũng không xong. Không biết đường hướng tương lai, cũng chẳng biết ai sẽ thuê mình làm việc khi dịch bệnh còn đang căng thẳng".

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có' Ảnh 5

Bữa ăn "quen thuộc" mỗi ngày của đoàn là mì tôm nấu rau muống. Sau 2 trận bão, 4 đợt Covid, chị đã bán tất cả tài sản của mình, nhưng ước mơ sân khấu sẽ lại sáng đèn chưa bao giờ dập tắt. Chị Ly chia sẻ: "Đoàn dựng tạm bợ và phải xài điện nước của địa phương. Tới tháng, có khi tôi không có tiền trả phải đi trốn. Đến 5,6 ngày sau, tôi mới về lại đoàn, vay mượn trả nợ và sống tiếp. Giờ đây, mỗi lần nhắm mắt ngủ là nỗi lo cơm áo, gạo tiền cứ đè nặng trên lồng ngực. Tôi chỉ mong dịch mau qua đi, để chúng tôi có cơ hội làm lại cuộc đời mới".

Chuyến bay cuối cùng

Tấn Đại (sinh năm 1993) nhớ rất rõ chuyến bay cuối cùng mà đoàn khách du lịch anh hướng dẫn quay trở về Trung Quốc. Đó là một ngày cuối năm 2020. Hơn 3 năm qua, Đại là hướng dẫn viên của một Công ty du lịch chuyên tour khách Trung Quốc. Công việc này mang đến cho anh sự ổn định về kinh tế, san sẻ gánh nặng cơm áo với gia đình.

Dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong 1 tuần đầu tiên, Công ty anh nườm nượp những cuộc gọi, hủy tour, trả phòng khách sạn, hủy tiệc đặt trước, ngưng chuyến bay, cano đi đảo... Một cảm giác "không bình thường" chạy dọc sống lưng. Đại không ngờ, đó là lần cuối cùng anh được làm công việc hướng dẫn này. Đoàn khách Trung Quốc cũng vội vã trở về nước, những chuyến bay được ngưng lại.

Nước mắt trong cơn đại dịch: 'Trải qua 2 đợt bão, 4 đợt Covid-19, tôi đã bán tất cả tài sản mình có' Ảnh 6

Rất nhanh chóng, công ty đóng cửa các chi nhánh ở nhiều địa phương khác nhau, thu hẹp phạm vị hoạt động. Đại tất bật đi tìm một công việc mới. Hơn 2 năm qua, anh làm đủ nghề để có thể mưu sinh: phục vụ nhà hàng, chạy grab, giao hàng... "Ngày trở về công việc cũ còn xa lắm, cơn đại dịch quá kinh khủng, đến nhanh và không cho mình bất kì sự chuẩn bị nào", Đại thở dài.

Một lần, tôi đến Nha Trang công tác. Tài xế chở tôi là một chàng thanh niên trẻ khỏe. Khi đi ngang qua một nhà hàng lớn bậc nhất trên đường Trần Phú, con đường Trung tâm của Nha Trang, anh bất giác chỉ tay vào: "Đây, hồi xưa mình làm ở nhà hàng này đấy". Một cảm giác ngậm ngùi khiến cuộc trò chuyện của tôi và anh dừng lại ít phút. Phía sau một cơn đại dịch, có những con người đang rơi vào nỗi hoang mang tăm tối, chật vật tìm con đường mưu sinh...

Chia sẻ

Bài viết

Khải Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất