Sắc màu Cuộc Sống

Nữ sinh ở Hưng Yên bị nhóm bạn lột đồ đánh hội đồng dã man: Bố như phát điên, mẹ liên tục khóc vì xót thương con

Nguyễn Thúy (Tổng hợp)
Chia sẻ

Gia đình nữ sinh N.T.H.Y ở Hưng Yên bị lột đồ, đánh hội đồng dã man ngay tại lớp học, thuộc diện khó khăn nhất địa phương. Từ hôm phát hiện việc Y. bị đánh, ông và bố Y. như "phát điên", còn mẹ em thì liên tục khóc ngất.

Liên quan đến vụ việc nữ sinh Y. (học sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên) bị 5 nữ sinh học cùng lớp lột đồ, đánh hội đồng, quay clip, Công an huyện Ân Thi đã vào cuộc điều tra làm rõ và xử lý vụ việc trên.

Ông Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nữ sinh Y. cho biết sau khi bị nhóm bạn hành hung, nữ sinh này bị chấn thương, bất ổn về mặt tinh thần và hiện nay đang được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên. Sức khoẻ của em Y. đã có tiến triển tốt hơn nhưng vẫn còn hoảng loạn và cần được điều trị, theo dõi thêm.

Ở một diễn biến khác, cũng theo báo trên, đại diện UBND xã Phù Ủng cho biết cháu Y. có gia cảnh rất đáng thương khi ông nội và bố của Y. đều mắc bệnh về thần kinh nên không được minh mẫn như những người khác.

Ngôi nhà đơn sơ là nơi sinh sống của gia đình 3 thế hệ nhà em Y. Ảnh: báo Người Lao Động.

Nơi gia đình 3 thế hệ nhà em Y. sinh sống nằm sâu trong con ngõ nhỏ phía cuối làng La Mát, ngôi nhà nhỏ cấp 4 với gam màu cũ kỹ, nhiều mảng tường đã bóc từng mảng lỗ chỗ. Ngồi trên chiếc giường, là nơi 4 người trong nhà nằm ngủ hằng ngày, bà Vũ Thị Oanh (mẹ em Y.), đang khóc nấc thành tiếng.

“Từ hôm con gái bị đánh, tôi không thể suy nghĩ được gì khác, chỉ nghĩ về con, cứ nghĩ đến cảnh con gái bị các bạn đánh dã man là lòng tôi quặn lại vì đau lòng, thương con. Vợ chồng tôi có 3 đứa con gái, Y. là con đầu nhưng lại đang nhỏ tuổi. Từ nhỏ Y. phát triển chậm nên thành ra rất hiền lành, nó chậm hơn các bạn cùng trang lứa nhưng là đứa sống rất tình cảm, hiền lành và rất biết điều. Gia đình tôi ở với bố mẹ chồng nhưng ông và bố cháu lại bị ảnh hưởng tâm thần kinh nên không được bình thường, thành ra mọi chi tiêu trong gia đình phải cậy nhờ vào những đồng lương ít ỏi của tôi. Nhiều lần Y. xin mẹ bỏ học để ở nhà giúp đỡ gia đình, cũng là đỡ một phần chi phí học hành. Nhiều lần đến hạn nộp tiền học nhưng gia đình cũng chẳng còn đồng nào nữa để nộp nên con bé rất tủi thân” , bà Oanh nghẹn ngào chia sẻ trên báo Người Lao Động.

Bố mẹ cháu Y. và ông nội. Ảnh: báo Người Lao Động.

Bà Oanh cho biết từ khi biết con gái bị đánh, chồng bà là Nguyễn Văn Dư như phát điên, tối đến thường gào thét nói lung tung, ban ngày thì luôn trốn ra vườn ngô để trốn tránh mọi người. Còn ông Nguyễn Văn Giang (ông nội cháu Y.) thì cứ như người mất hồn, không nói được gì, ai hỏi gì chỉ gật, còn mắt cứ nhìn chằm chằm lên trời, không ai biết ông nghĩ gì, chỉ thấy ông cắn răng cắn môi lại như không muốn ai biết mình khóc.

Do chồng không biết chữ, bản thân sức khoẻ cũng yếu và tâm lý, thần kinh cũng không được bình thường nên bà Oanh đã ủy quyền mọi việc cho ông Doanh, coi sóc mọi chuyện trong gia đình. Ông Doanh chia sẻ trên báo Người Lao Động: “Từ hôm xảy ra sự việc của cháu Y. thì chị dâu tôi cứ nằm khóc li bì mấy ngày nay vì sốc và thương con gái. Muốn lên thăm con gái nằm trên viện mà chưa đủ sức khỏe để đi. Hiện có bà nội đang túc trực ở viện với cháu, những ngày qua được người dân hàng xóm sang động viên nhưng gia đình tôi vẫn hết sức phẫn nộ với cách xử lý của các cấp về sự việc của cháu Y.”.

Nhiều hàng xóm đến nhà để động viên gia đình sau khi biết tin em Y. bị đánh.

Nói về hoàn cảnh gia đình, ông Doanh cho biết trên báo Lao Động, bố Y. đi làm “buổi đực, buổi cái”, chỉ kiếm được hơn 100.000 đồng/ngày. Mẹ cháu phải gánh vác gia đình nhưng thu nhập thấp nên rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà Y có 3 chị em, cháu nhỏ nhất mới 2 tuổi, cháu thứ 2 học lớp 5 và Y là con cả trong gia đình. Mẹ Y đi làm thêm không đủ để nuôi mấy chị em ăn học. “Gia đình chị thuộc diện vất vả, nuôi 3 đứa con nhưng thu nhập chỉ 4, 5 triệu mỗi tháng. Tôi thương hoàn cảnh gia đình nên thường trợ cấp để phụ giúp cho gia đình đỡ khổ, chỉ biết chu cấp thêm cho cháu để cháu được ăn uống, học hành cho biết cái chữ, lớn lên kiếm được công việc.”

Chia sẻ

Bài viết

Nguyễn Thúy (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất