Sắc màu Cuộc Sống

Nông sản cháy khô, dân miền Tây điêu đứng vì tai họa nghiêm trọng nhất 100 năm

Chia sẻ

Hạn hán và xâm nhập mặn khiến lúa, mía của nông dân Miền Tây chuyển từ màu xanh qua vàng rồi cháy đỏ cánh đồng trước đây thẳng cánh cò bay. Hàng trăm nghìn nông dân đồng bằng sông Cửu Long trắng tay, mang nợ vì đợt thiên tai nghiêm trọng nhất 100 năm qua.

hanhanmientay001

Đầu năm 2016, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đối diện tình trạng hạn hán kéo dài và nước biển xâm nhập gây thiệt hại nông nghiệp. Trà Vinh là một trong 8 tỉnh ở Miền Tây công bố thiên tai do hạn hán và xâm nhập mặn. Trước đó là Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long. Một cánh đồng ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) khô trắng, nứt nẻ, nông dân đã đào liếp trồng hoa màu nhưng không trồng được vì thiếu nước tưới.

hanhanmientay002

Gần cầu Cổ Chiên, nông dân Nguyễn Văn Bình (38 tuổi, xã Binh Phú, huyện Càng Long, Trà Vinh) mất trắng rẫy dưa leo. Một công (1.000 m2) trồng dưa leo, nếu trúng mùa anh Bình thu được 3 tấn trái, thu nhập 36 triệu đồng. Giờ đây, rẫy dưa chết hết, chỉ có vài trái héo khiến gia đình anh trắng tay.

hanhanmientay003

Tại tỉnh Bến Tre, nhiều nông dân khóc ròng vì không còn cách nào cứu những đồng lúa cháy đỏ, thiệt hại hoàn toàn do hạn mặn hoành hành nghiêm trọng nhất 100 năm qua tại nơi được đánh giá là vựa gạo lớn nhất cả nước.

hanhanmientay004

Nông dân Trần Văn Cường (48 tuổi, xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, Bến Tre) nói như khóc: “Gia đình tôi có 4 công ruộng, mồ hôi công sức và tiền của dồn hết vào đây với mong muốn có được khoảng 100 giạ lúa (khoảng 2 tấn) nhưng giờ đây không còn gì cả. Lúa chết hết khiến tôi lâm nợ, đi kiếm việc làm thuê cũng không có”.

hanhanmientay005

Toàn tỉnh Bến Tre có gần 19.000 ha lúa Đông Xuân bị mất trắng 100%; trên 510 ha hoa màu, 103.000 cây giống, gần 5.800 ha cây ăn quả và 475 ha diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại do xâm nhập mặn. Hơn 88.200 hộ dân, với hơn 353.000 người bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, chủ yếu là những người dân thuộc hộ nghèo ở 3 huyện ven biển.

hanhanmientay006

Một cánh đồng lúa chết, đất khô nứt toác ở huyện Ba Tri. Huyện này có hơn 10.000 ha lúa cháy khô. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, đợt hạn - mặn nhiều rất bất thường và gây tác hại nhất trong thế kỷ qua.

hanhanmientay007

Ông Út Lâm ở huyện Giồng Trôm cùng người thân cắt bỏ lúa 75 ngày để cho bò ăn vì lúa trổ bông không được. “Lúa trên đồng chuyển từ sang sang vàng rồi sao đó héo đỏ như cháy. Nếu giờ không cắt cho bò ăn thì ít ngày nữa cả cánh đồng cũng thiệt hại hết”.

hanhanmientay008

“Lúa mặn đến bò ăn không được”, Út Lâm nói. Nước mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp trong thời điểm hiện tại, mà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ lúa Hè Thu năm sau. Ngay cả nước uống cho đàn bò hơn hơn 150.000 con của tỉnh hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

hanhanmientay010

Tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có diện tích mía lớn nhất miền Tây là huyện Cù Lao Dung, nông dân cũng đang kêu trời do mía chết cháy vì hạn hạn khi gần thu hoạch. Toàn huyện này có 6.631 ha mía thì 2.352 ha thiệt hại. Trong đó, 213 ha thiệt hại hoàn toàn (trên 70%).

hanhanmientay009

Ông Út Quân ở xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, mía chết khiến nhiều nông dân nợ nần, kêu thương lái bán nhưng không ai mua và cho hàng xóm cũng không ai lấy vì đốn mía lỗ tiền công. Cù Lao Dung cũng có 30,9 ha rau màu, 8 ha bắp bị thiệt hại vì nắng hạn và xâm nhập mặn.

hanhanmientay13

Tình trạng xâm nhập mặt cũng khiến hàng trăm hộ dân nuôi hàu ở xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre lâm vào cảnh trắng tay, mang nợ do hàu chết hơn 90% khi chuẩn bị xuất bán.

Đến nay, đã có 12 tỉnh trong cả nước công bố thiên tai, ngoài 8 tỉnh miền Tây còn có Ninh Thuận, Gia Lai và Kon Tum.

Đến nay, đã có 12 tỉnh trong cả nước công bố thiên tai, ngoài 8 tỉnh miền Tây còn có Ninh Thuận, Gia Lai và Kon Tum.

Chia sẻ
Tin mới nhất