Sắc màu Cuộc Sống

Những món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Theo Khánh Linh
Chia sẻ

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, theo phong tục ăn các món ăn có vị chua, thanh đạm sẽ mang lại may mắn, giệt trừ sâu bọ.

Tết Đoan Ngọ, hay còn được gọi là Tết giết sâu bọ, mang theo một phong tục hay ho của người Việt chúng ta. Bên cạnh đó còn có các món ăn mà nhất định phải thử trong ngày này. 

1. Bánh tro ( bánh ú tro)

Với phần nếp được ngâm cùng với nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô, bánh ú tro nhờ vậy mà có hương thơm rất lạ, không giống với các loại bánh ú khác. Loại bánh này có thể có nhân hoặc không nhân. 

Bánh mềm dẻo, vị nhạt, được ăn cùng mật mía. Tùy mỗi địa phương, bánh tro được gói thành hình dạng khác nhau, có nơi gói hình chóp tam giác, có nơi gói thuôn dài.

2. Thịt vịt

Không đơn thuần mà thịt vịt lại được ưa chuộng vào ngày Tết Đoan Ngọ tại miền Trung. Sở dĩ từ tháng 5 trở đi, vịt vào mùa nên thịt vịt thơm, béo và chắc hơn. Ngoài ra thì thịt vịt có tính hàn, giúp cơ thể mát mẻ vào những ngày hè oi bức.

3. Cơm rượu nếp

Chỉ cần đến Tết Đoan Ngọ, món ăn chắc chắn không thể thiếu đấy là cơm rượu nếp. Thông thường, cơm rượu nếp sẽ được ăn đầu tiên ngay sau khi vừa thức dậy vào buổi sáng Tết Đoan Ngọ. Vì theo quan niệm rằng, ăn cơm rượu nếp sẽ khiến cho vi khuẩn, sâu bọ trong cơ thể bị say, dễ tiêu diệt hơn.

4. Chè trôi nước

Chè trôi nước tuy đơn giản nhưng cũng không thể thiếu trong ngày này. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa béo.

5. Trái cây

Mâm quả dâng lên thờ cúng tổ tiên là điều không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Những loại quả có vị chua như xoài, mận, cóc, vải,...thường được chọn để cúng vào dịp này. Vì theo quan niệm, đây là những loại quả có tính nóng, người dân mong có thể xua đuổi sâu bệnh, côn trùng gây hại. 

Chia sẻ

Theo

Khánh Linh

Tin mới nhất