Sắc màu Cuộc Sống

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép

T.H
Chia sẻ

Trần Tấn Hiền, chủ sở hữu của Vườn Lan Xanh 325 Lê Quý Đôn ở tỉnh Bình Phước đã có những chia sẻ hữu ích về cách xử lý giá thể và cây trước khi đem trồng để tránh tình trạng sau khi phát triển cây dễ bị nấm bệnh, thối nhũn và chết.

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép Ảnh 1
Nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền có nhiều kinh nghiệm trong xử lý giá thể và cây trước khi đem trồng

Đối với những người mới bắt đầu chơi lan, việc mua cây giống về chăm sóc là bước đầu tiên phải làm nhưng sau khi mua về họ thường không biết phải xử lý cây giống ra sao để cây phát triển khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh sau này.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong trồng và nhân giống hoa lan anh Trần Tấn Hiền đã đưa ra những lưu ý quan trọng trước khi trồng đó là quy trình xử lý cây và các giá thể.

Quy trình xử lý cây lan khi mới mua về

Xử lý cây lan: Đầu tiên khi nhân được cây giống, bạn cần cắt tỉa rễ hư, cắt bớt những đoạn rễ quá dài, rửa sạch cây rồi treo ngược ở những địa điểm thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời trong khoảng 4-7 ngày và hãy đảm bảo phun sương mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho cây.

Việc cắt rễ hư để tránh cho cây lan bị nhiễm bệnh, nấm hoặc vi khuẩn, những chỗ bị cắt cần đươc bôi vôi, sơn móng tay hoặc các chất giúp khô vết cắt. Bạn nên dùng dao sắc để vết cắt không bị dập nát. Việc cắt ngắn rễ cây cũng là cách để kích thích cây lan ra nhiều rễ mới, phát triển tốt hơn.

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép Ảnh 2

Anh Hiền cho biết trong thời gian xử lý cây lan, các bạn cần phải: “Phun dung dịch Physan (với tỷ lệ 1ml/1l nước) để sát khuẩn toàn bộ cây ngăn ngừa thối ngọn, gốc và các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đồng thời ngâm phần gốc trong hỗn hợp B1(1ml/1l nước) + Atonik (3 – 5 giọt/ 1l nước+ Ridomil gold( 5g/1l nước) trong 1-2 giờ. Sau khoảng 4-7 ngày thì sẽ ghép, quy trình ghép bạn cần lưu ý nên giữ ẩm phần gốc và phun sương đều đặn. Cách 3 ngày lại phun dung dịch B1(1ml/1l nước) + Atonik(3 – 5 giọt/ 1l nước) cho đến khi cây ra rễ mới”.

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép Ảnh 3

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý, nên lựa chọn chậu trồng có phần nhô cao tránh để gốc ngập sâu trong giá thể đễ bị thối gốc và nấm bệnh. Trong thời gian sau khi ghép đến khi nhú rễ và mọc mầm nên treo cây ở chỗ mát tránh nắng và mưa trực tiếp.

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép Ảnh 4

Quy trình xử lý giá thể trồng cây

Đối với giá thể trồng lan thì có rất nhiều cách để xử lý. Các loại giá thể thường được giới chơi lan sử dụng như than củi, dớn, thân cây gỗ… Hầu hết đều phải ngâm trong nước 6-7 ngày trước khi ghép để hòa tan bớt những chất gây hại cho lan. Cụ thể theo cách làm của anh Hiền trong hơn 3 năm qua.

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép Ảnh 5

Với than củi: Khi mua về, người trồng cần ngâm than tối thiểu 3 ngày hoặc ngâm đến khi than no nước và chìm hẳn xuống đáy. Cần thay nước thường xuyên để than giảm lượng axit bên trong hoặc tốt nhất nên ngâm than trong nước vôi khoảng một ngày vì lượng bazơ trong vôi có thể trung hòa hoàn toàn axit có trong than củi. 

Dớn: Dớn mới mua về cần phơi khô, ngâm và thay nước liên tục trong vài ngày. Sau đó ngâm lại với nước vôi trong ít nhất 3 ngày để khử đọc, phơi cho ráo và phun hoặc ngâm với Ridomil gold để chống nấm bệnh trước khi ghép. 

Thân cây, gỗ, lũa nên được bóc lớp vỏ bên ngoài vì nếu để thì chỉ sau một thời gian vỏ cây sẽ bị bong và phải ghép cây lại từ đầu. Phơi cây cho khô, ngâm nước vài ngày để rễ cây không bị hút nước ngược và nên phun Ridomil gold để chống nấm bệnh.

Những 'bí kíp' của nghệ nhân hoa lan Trần Tấn Hiền về xử lý cây lan và giá thể trước khi ghép Ảnh 6

Để có được một vườn lan đẹp với nhiều giống lan quý hiếm anh Hiền đã phải bỏ không ít tâm huyết của mình để chăm bón, từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ khi mới bắt đầu chơi lan. Có không ít lần những chậu lan của anh bị nhiễm bệnh và chết, chính vì thế anh đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, cách chăm sóc chúng. Và giờ đây, anh đã trở thành một nghệ nhân trồng lan có tiếng tại Bình Phước. Anh Hiền cũng hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và chia sẻ được những hiểu biết về lan của mình cho người chơi lan trên toàn quốc.

Để được kết nối, chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn về trồng lan Var, độc giả liên hệ anh Trần Tấn Hiền qua facebook: https://www.facebook.com/hiensimbinhphuoc hoặc SĐT: 0966113113. 

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất