Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nguồn gốc bí hiểm của 3 cây 'quái thú' bị kiểm lâm tạm giữ

An Nhiên (Tổng Hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Theo hồ sơ của chủ nhân 3 cây "quái thú" đang bị tạm giữ ở Thừa Thiên Huế cung cấp cho lực lượng kiểm lâm, 3 cây này đều xuất xứ từ Đắk Lắk. Tuy nhiên, bản hồ sơ photocopy được cung cấp trên không có giá trị pháp lý.

Chiều tối 4/4, ông Đặng Văn Kiệm, Trưởng Phòng Thanh tra và Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế, cho biết đã tiếp nhận hồ sơ gốc của 3 cây bị tạm giữ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế khi đang từ Đắk Lắk ra Hà Nội.

Theo ông Kiệm, bản hồ sơ photocopy tiếp nhận hôm qua từ anh Kiều Văn Chương (SN 1986), có hộ khẩu thường trú tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội - chủ nhân của 3 cây “quái thú”, khác với bản gốc.

Trong bản hồ sơ photocopy anh Chương xuất trình, 1 cây được khai thác từ đất nông nghiệp của ông Phạm Đình Thướng (51 tuổi, ở xã EaPil, huyện M’Đrăk) và 2 cây khác được khai thác tại vườn nhà bà Yô Na Buôn Ya (xã Ea Hồ, huyện Krông Năng).

Ba cây “quái thú” đang bị Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế tạm giữ. Ảnh: Dân Việt.

Trước đó, vào ngày 12/3, ông Thướng trình bày trong đơn đăng ký khai thác: “Đất của tôi hiện đang trồng cây lâu năm trên đất sản xuất nông nghiệp còn sót lại một cây đa sộp, rất cản trở vào việc sản xuất. Nhất là ảnh hưởng đến gieo trồng. Để thuận lợi cho việc trồng cây, tôi được biết có chủ trương của nhà nước cho tận dụng cây để làm nương rẫy. Nay tôi xin đăng ký khai thác số cây nói trên để về làm bóng mát”.

Ông Thướng cũng làm đơn gửi Hạt Kiểm lâm huyện M’Đrăk đồng ý giao cây cho một người tên Lương Anh Tuấn đưa về xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Trong hồ sơ, ông Thướng khai cây đa sộp có đường kính khoảng 2m, chiều dài đến cành khoảng 5m.

Ảnh: TN.

Tuy nhiên, đến ngày 21/3, Hạt Kiểm lâm huyện M’Đrăk đã kiểm tra và kết luận cây đa sộp này đường kính 1,8 m, ngọn 65 cm, dài 8m nên yêu cầu ông Thướng hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ liên quan theo quy định trước khi khai thác và vận chuyển cây này.

Ngoài ra, 2 cây còn lại được khai thác tại vườn nhà bà Yô Na Buôn Ya (trú xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk). Vào ngày 23/3, bà Yô Na Buôn Ya có làm bản kê khai đăng ký khai thác 2 cây đa sộp đều có đường kính 1,4 m, cao 12 m gửi UBND xã Ea Hồ và được xã này xác nhận. Mặt khác, UBND xã đã ký xác nhận ông Đinh Công Quân (trú tại Thạch Thất, Hà Nội) được vận chuyển 1 cây mua từ nhà bà Yô Na Buôn Ya về Hà Nội để làm bóng mát ở ngôi chùa.

Ba cây vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc. Ảnh: Do Nguyễn.

Theo báo cáo nhanh của Hạt Kiểm lâm Krông Năng gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, đơn vị đã xác minh một cây đa sộp là của ông Nguyễn Ngọc Chung (trú thôn Giang Hòa, xã Tam Giang, huyện Krông Năng). Biên bản làm việc lập ngày 2/4 của Hạt Kiểm lâm Krông Năng có sự xác nhận của UBND xã Tam Giang.

Tuy nhiên, theo ông Kiểm do đây là những bộ hồ sơ bản photocopy nên không có giá trị pháp lý.

Trước đó, vào tối 30/3, CSGT thừa Thiên - Huế phát hiện có 3 xe mang biển kiểm soát tỉnh Quảng Bình chở cây cổ thụ lưu thông trên quốc lộ 1 theo hướng Nam - Bắc qua địa phận xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) vượt quá chiều dài, quá tải cầu đường từ 20-50%, vượt quá chiều cao hàng hóa.

Trạm CSGT Phú Lộc đã xử phạt chủ 3 xe chở cây cổ thụ khổng lồ số tiền 81,7 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe của các tài xế vi phạm từ 1 đến 3 tháng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết An Nhiên (Tổng Hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố