Sắc màu Cuộc Sống

Người đàn ông ôm rắn hổ mang đến bệnh viện sau khi bị cắn: 'Con rắn đã được chôn tại nơi bắt được'

Phương Linh (T/h)
Chia sẻ

Thời điểm anh T. được đưa đến bệnh viện, trên tay anh T. là con rắn này rất to và dài, phần đầu dường như được bọc lại bằng vải, phần thân dưới được quấn nhiều vòng vào cánh tay của anh này.

Sáng 20/8, trao đổi với Người lao động, anh Hoàng (anh trai bệnh nhân) cho biết gia đình nghèo nên cha con anh P.V.T (SN 1982, quê Tân Châu, Tây Ninh) thường xuyên đi làm thuê ở các vườn mãng cầu.

"Sáng 19/8, hai cha con anh T. đang làm ở vườn mãng cầu gần núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) thì phát hiện con rắn hổ mang chúa. Lúc này, con trai anh T. kêu cha bỏ chạy. Tuy nhiên, do gia đình rất khó khăn nên anh T. tiếc rồi quay lại bắt con rắn và hậu quả là bị cắn vào đùi" - anh Hoàng kể.

Theo anh Hoàng, hiện gia đình đã đưa con rắn về chôn ngay nơi anh T. bắt nó.

Anh T. mang theo "thủ phạm" đến bệnh viện

Tuy bị cắn nhưng anh T. vẫn chụp được đầu rắn. Lúc này, anh T. đã thông báo cho người nhà dùng dây thun buộc lại phần đùi để tránh độc phát tán và chở tới Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu. Ngoài ra, anh T. cũng mang theo "thủ phạm" vào bệnh viện để các bác sĩ xác định loại rắn.

Trước đó, ngày 19/8, khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân P.V.T. bị rắn hổ mang chúa cắn nguy kịch. 

Thời điểm anh T. được đưa đến bệnh viện, trên tay anh T. là con rắn này rất to và dài, phần đầu dường như được bọc lại bằng vải, phần thân dưới được quấn nhiều vòng vào cánh tay. 

Lúc này, anh T. vẫn trong tình trạng tỉnh táo, chỉ hơi khó thở. Các bác sĩ sau đó lấy con rắn ra khỏi tay bệnh nhân, rửa vết thương, băng ép cố định chân, truyền giảm đau và kháng sinh cần thiết cho anh T. 

Con rắn rất to và dài

Tuy nhiên, 30 phút sau, anh T. có các biểu hiện gồng người tím tái, khó thở… Các bác sĩ nhanh chóng đặt nội khí quản, cho thở máy và làm thủ tục chuyển viện cho anh T. xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. 

Khoảng 12h45 cùng ngày, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận anh T. trong tình trạng bị vết thương ở đùi, liệt tứ chi, đồng tử giãn, mất phản xạ. Con rắn cũng được chuyển tới bệnh viện cùng bệnh nhân. 

Sau khi xác định anh T. có biến chứng nhiễm độc thần kinh nặng, các bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên khoa bệnh nhiệt đới điều trị. Bệnh nhân được cho sử dụng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và bắt đầu có dấu hiệu phản ứng, cử động được tay chân và mở được mắt.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh (T/h)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất