Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nếu được chia 50% cổ phần Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo liệu có 'soán ngôi' ông Đặng Lê Nguyên Vũ?

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Cuộc ly hôn nghìn tỷ giữa vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên còn là tranh cãi về đóng góp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, liệu ngày 1/3 tới đây toà án sẽ đưa ra phán quyết ra sao?

“Việc đưa ra tỷ lệ chia 70-30 phải có căn cứ cụ thể và chứng minh cho yêu cầu của mình”

Chiều 1/3 tới đây, Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vụ việc ly hôn nghìn tỷ của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Trước khi HĐXX bước vào phần nghị án kéo dài 3 ngày, phía ông Vũ yêu cầu được phân chia tài sản theo tỷ lệ 70-30. Phía bà Thảo sau nhiều lần đưa ra những đề nghị khác nhau, cuối cùng yêu cầu được phân chia tài sản, trong đó có cổ phần tại Trung Nguyên Legend, theo tỷ lệ 50-50.

Phiên toà thứ 5 kết thúc khá sớm, chủ toạ cho biết sẽ công bố quyết định vào chiều ngày 1/3.

Trong khi đó, Viện Kiểm sát nêu quan điểm xét đóng góp của hai người, đề nghị HĐXX xem xét phân chia tỷ lệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của Trung Nguyên Legend và các công ty con.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Sơn, Trưởng văn phòng luật sư Đặng Sơn và Cộng sự (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Luật sư Đặng Văn Sơn.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Trong khi đó, bà Thảo yêu cầu được phân chia tài sản, trong đó có cổ phần tại Trung Nguyên Legend, theo tỷ lệ 50-50, luật sư Đặng Văn Sơn cho rằng: “Việc chia 70-30 là chia số cổ phần của vợ chồng ông Vũ chứ không phải toàn bộ tài sản của công ty và việc đưa ra tỷ lệ chia 70-30 phải có căn cứ cụ thể và chứng minh cho yêu cầu của mình còn không sẽ chia theo quy định như phần trả lời về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn”.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Nếu được hưởng 50% số cổ phần đang tranh chấp tại Trung Nguyên, bà Thảo có “soán ngôi” ông Vũ?

Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tại phiên toà, theo luật sư của ông Vũ, 2 năm sau khi thành lập Trung Nguyên Cà phê năm 1996, vào năm 1998 ông Vũ mới kết hôn với bà Thảo. Và phải 8 năm sau đó, ngày 12/4/2006 khi thành lập CTCP Trung Nguyên (trên cơ sở là Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên, sau đổi tên thành CTCP Tập đoàn Trung Nguyên), bà Thảo mới tham gia là cổ đông.

Hình ảnh bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên toà.

Trong Đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ 22 ngày 10/6/2014, Trung Nguyên có vốn điều lệ công ty là 2.500 tỷ đồng. Bà Thảo cũng chỉ chiếm tỷ lệ 28% cổ phần; ông Vũ chiếm 51%; ông Đặng Mơ (bố ông Vũ) chiếm 10%; CTCP Cà phê Trung Nguyên chiếm 9% và ông Đặng Nhật Quang chiếm 2%.

Về vấn đề này, luật sư Sơn cho hay, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bà Thảo rời toà với nụ cười hài lòng.

Như vậy, tài sản vợ chồng sau khi ly hôn được chia như sau: Trước hết dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Nếu không thỏa thuận được thì: Đối với tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó; Đối với tài sản chung thì thông thường sẽ được chia đôi.

“Nếu có tài sản ông Vũ gây dựng trước khi kết hôn 2 năm thì cần xác định cụ thể giá trị là bao nhiêu, còn nếu đưa tài sản đó vào kinh doanh thì cần xác định kỷ phần tỷ lệ vốn đó trong công ty, nghĩa vụ chứng minh thuộc về ông Vũ”, luật sư Đặng Văn Sơn nêu rõ.

Trong trường hợp giả sử HĐXX tuyên bà Thảo được hưởng 50% số cổ phần đang tranh chấp tại Trung Nguyên, có thể bà Thảo sẽ có thêm quyền lực tại Tập đoàn và có thể được bầu làm thành viên HĐQT, nhưng luật sư Đặng Văn Sơn cho rằng, việc “soán ngôi” ông Vũ còn phụ thuộc vào điều lệ công ty như theo quy định có bao nhiêu phần trăm cổ phần thì được nắm giữ quyền hạn ở Trung Nguyên…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất