Sắc màu Cuộc Sống

Nét đẹp Sài thành: Người Sài Gòn đã không còn thờ ơ với văn hóa đọc

Chia sẻ

Trái ngược với nỗi lo về sự mai một của văn hóa đọc ở giới trẻ, những hội chợ sách, nhà sách vẫn sống tốt vì một lực lượng độc giả hùng hậu và ngày càng phát triển.

Bệnh lười đọc sách từ lâu đã là một trong những vấn đề đau đầu của giáo dục nước ta. Theo Số liệu thống kê của Cục Xuất bản, bình quân mỗi năm, 1 người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo, trong khi ở các nước Âu, Mỹ, trung bình mỗi người đọc khoảng 12 cuốn mỗi năm, ít là mỗi tháng một cuốn.

Tuy nhiên, có lẽ những con số thống kê đã không còn chính xác khi mà TP HCM, nơi mà thị trường sách, văn hóa đọc ngày càng nhộn nhịp, tưng bừng. Người đọc sách không chỉ là tầng lớp tri thức như học sinh, sinh viên mà hình ảnh những người lao động nghèo chạy xe ôm, nhặt ve chai, đánh giày… với tờ báo, cuốn sách trên tay không còn xa lạ với ai đã từng đặt chân đến mảnh đất này.

Vậy lý do nào làm Sài Gòn trở thành mảnh đất màu mỡ cho những tín đồ mê đọc sách?

Hội sách mở quanh năm

Người Sài Gòn đang dần thay đổi thói quen mua hội họp quán xá cuối tuần bằng việc đi “săn” sách. Cứ cách 1,2 tuần là lại có “hội”, thường do các nhà sách hoặc nhà xuất bản lớn tổ chức. Sách được giảm giá nhiều, đi kèm khuyến mãi khủng, giao lưu, ký tặng… 

Đặc biệt hội sách hoành tráng nhất phải kể đến Hội sách TPHCM, cách hai năm mới tổ chức một lần.

SaigonSach (1)

Đông đến “bất ngờ” là điều nhiều người thường thốt lên khi đi Hội sách tại TP HCM.

SaigonSach (2)

Nhiều sách quý, sách cũ gần như không thể tìm thấy ở các hiệu sách lại dễ được “phát hiện” tại hội sách với giá hạt dẻ.

Đường sách đầu tiên cả nước

Ngày 09/01/2016, đường sách đầu tiên của Việt Nam chính thức khai mạc tại đường Nguyễn Văn Bình (Quận 1, TPHCM) quy tụ hàng loạt nhà xuất bản nổi tiếng “về chung một nhà”.

SaigonSach (3)

SaigonSach (4)
Café sách

Café sách có lẽ là loại hình kinh doanh không xa lạ, tuy nhiên có thể khẳng định ít nơi nào có số lượng café sách nhiều như Sài Thành. Sách được cho mượn đọc miễn phí khi nhâm nhi tách café - món thức uống gắn liền với người Sài Gòn. Do đó hình ảnh người trẻ hẹn nhau vừa uống café vừa cầm smartphone ngày càng ít thấy tại đây.

SaigonSach (5)

Hiếm có nơi nào người trẻ ngồi xuống với nhau lại đọc sách mà không cầm smartphone như ở Sài Gòn.

SaigonSach (6)

Nhiều sách ngoại văn, sách chuyên ngành với độ khó cao chỉ có thể tìm thấy ở café sách.

Quyền được đọc sách miễn phí

“Có tiền mới được đọc sách” có lẽ đã là quan điểm quá lạc hậu ở Sài Gòn. Tại thành phố này, có thể bạn phải trả tiền cho nhiều dịch vụ, nhưng đọc sách thì không. Ngày càng nhiều các thư viện sách miễn phí do các bạn sinh viên, người dân lập nên để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn khác được tiếp cận sách.

SaigonSach (7)

Ông Nguyễn Ngọc Cần (63 tuổi, quê Long An), mở tiệm sách cho đọc và mượn miễn phí ở 21 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TPHCM.

SaigonSach (8)

“Anh bộ đội mê sách” Phạm Thế Cường mở thư viện miễn phí ở 130/1B, Lê Văn Thọ, Gò Vấp (TP HCM).

SaigonSach (9)

“Cây tri thức”- dự án của một sinh viên Đại học Hoa Sen, ai muốn đọc quyển nào cứ lấy, đọc xong nhớ trả lại là được.

SaigonSach (10)

Book box - thư viện sách mini thường đặt tại góc các quán café, nhà sách. Mỗi Book box chứa khoản 10-20 cuốn sách, bạn thích cuốn nào cứ “rước em về dinh”, nhưng nhớ bù lại một cuốn sách khác.

Ai cũng có quyền được đọc 

Có lẽ những nỗ lực của chính quyền khi xây dựng đường sách, tổ chức hội sách,… để kích cầu văn hoá đọc sẽ không phát huy hết tác dụng nếu người Sài Gòn không có tình yêu tri thức, khát khao được học, được đọc, được hội nhập và phát triển từ trong máu xương mình.

Ở Sài Gòn hình ảnh chú lao công, chị ve chai, chú bé đánh giày,… cầm quyển sách đọc khi nghĩ ngơi không còn là điều xa lạ. Thậm chí chính họ đã góp phần tạo nên hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, trở thành nguồn cảm hứng, động lực để nhiều người trẻ khác tìm đến sách hơn.

SaigonSach (11)

Hai anh em bán vé số Tường và Di tìm mua sách ở quầy sách 2.000 đồng.

SaigonSach (12)

Chị bán ve chai Ngô Thị Mỹ Hạnh đọc sách Tiếng Anh mỗi ngày với mong muốn đi nước ngoài.

Bên cạnh các hình ảnh đã thành biểu tượng của Sài Gòn như con người hào sảng, café bệt, cơm tấm,… có lẽ hình ảnh người Sài Gòn với sách là hình ảnh đẹp đẽ và quý giá nhất. Liệu Sài Gòn có thể vươn lên trở thành thành phố đọc sách nhiều nhất cả nước hay không, hãy để năm 2016 trả lời nhé! Tuy nhiên chắc chắn điều này không còn xa đâu.

Chia sẻ
Tin mới nhất