Sắc màu Cuộc Sống

Mùa Vu Lan, viếng ngôi chùa gỗ quý mang phong cách Huế đẹp nhất Sài Gòn

Cường Nguyễn
Chia sẻ

Tu viện Quảng Hương Già Lam tọa lạc trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Quang Định từ lâu nay được biết đến như là một ngôi chùa “Huế giữa Sài Gòn”.

Được kiến lập vào năm 1960 với tên gọi ban đầu là Giải Hạnh Già Lam, ngôi chùa là nơi cư trú và tu học của những vị tăng sĩ đến từ các tỉnh miền Trung, đặc biệt là từ Thừa Thiên - Huế. Những Phật tử, tín đồ góp công xây dựng và lui tới thường xuyên ở đây đa phần cũng là người gốc Huế di cư vào Nam. Chính vì vậy, nơi này mang đậm không khí, cốt cách của vùng đất đế đô. Đặc biệt, lần trùng tu lớn vào năm 2014 đã đưa Quảng Hương Già Lam trở thành một trong những công trình tâm linh có kiến trúc vô cùng đặc biệt.

_52A9886

Ngôi chánh điện hai tầng mang đặc trưng phong cách kiến trúc xứ Thần kinh (*Thời xưa, Thần kinh là một cách khác để gọi Huế bắt nguồn từ những câu chuyện đầy chất Thần bí trong công cuộc kiến lập Kinh đô của nhà Nguyễn)

_52A9836

Phần trung tâm của chùa là khối nhà gồm 2 tầng. Tầng trệt được xây dựng bằng bê tông cốt thép với chức năng là giảng đường lớn, riêng tầng trên đồng thời cũng là chánh điện của chùa được xây dựng hoàn toàn bằng các loại gỗ quý như: kiềng kiềng, căm xe, lim đỏ,… được nhập về từ Lào. Được biết, phần thiết kế, thi công phần khung gỗ của ngôi chánh điện được thực hiện hoàn toàn theo phương thức và kiểu mẫu truyền thống tại Huế bởi những hiệp thợ lành nghề nhất sau đó được chuyển vào và lắp ráp tại vị trí hiện nay. Toàn bộ quá trình xây dựng diễn ra trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, việc khảo sát và chuẩn bị đã được tiến hành trước đó từ rất lâu. Mỗi đường nét điêu khắc, chạm trổ trong ngôi chánh điện này đều đạt đến công phu và sự tinh xảo đáng ngạc nhiên.

Hoành phi đề bốn chũ "Quảng Hương Già Lam được treo trước mặt tiền chánh điện.

Hoành phi thiếp vàng bốn chữ Quảng Hương Già Lam cũng là tên của ngôi chùa được treo trước mặt tiền chánh điện.

_52A9818

Toàn bộ các cấu kiện gỗ của chánh điện được chế tác tại Huế sau đó mới được đưa vào Sài Gòn lắp ráp hoàn thiện.

Chánh điện được bài trí theo phong cách truyền thống của Phật giáo Việt Nam.

Chánh điện được bài trí theo phong cách truyền thống của Phật giáo Việt Nam.

_52A9829

Hành lang hai bên chánh điện nhìn ra một khoảng không rợp bóng cây xanh.

_52A9845

Mỗi chi tiết ở đây đều được tạo tác vô cùng kỹ lưỡng trong từng đường nét,

...và đạt đến độ tinh xảo đáng ngạc nhiên.

…và đạt đến độ tinh xảo đáng ngạc nhiên.

_52A9851

Đến ngôi chùa này vào mùa Vu Lan, chúng ta dễ có cảm tưởng như mình đang “đi lạc” tới miền Trung xa xôi. Bởi từ những lối tán tụng kinh kệ lẫn giọng nói của những tín đồ, Phật tử có mặt trong không gian linh thiêng của chùa đều mang âm hưởng rất đặc trưng của xứ Huế.

“Vào dịp lễ Vu Lan, đi chùa không chỉ đơn giản là để cầu nguyện, lễ bái, mà thông qua lời kinh tiếng kệ với ý nghĩa sâu sắc, cô và gia đình còn có cơ hội tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ mình. Đến đây gặp gỡ bà con cùng quê trong một không khí mang đậm chất quê hương xứ Huế của mình như thế này, mình còn có cơ hội giáo dục cho con cháu mình ý thức về quê hương, nguồn cội để từ đó có thể trở thành một con người tốt được.” - Cô Thanh, một Phật tử đến chùa cho hay.

_52A9858

Khách thập phương đến chùa vào mùa Vu Lan đông hơn hẳn ngày thường.

_52A9897

Quan Âm Các trong sân chùa.

Quan Âm Các trong sân chùa.

_52A9875

Những nghi thức của buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu ở Quảng Hương Già Lam diễn ra rất trang nghiêm, bài bản theo kiểu…rất Huế.

_52A9879

Giữa cái bộn bề, lo toan của cuộc sống thường nhật nơi đô thị, việc đi chùa vào những mùa lễ lớn như Vu Lan là dịp để con người quay trở về tìm lại sự bình yên trong nội tâm của mình. Đó cũng là một nét đẹp trong đời sống tinh thần mà người dân Sài Gòn nói riêng và người Việt Nam nói chung đã và đang trân trọng, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Chia sẻ

Bài viết

Cường Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất