Sắc màu Cuộc Sống

Kẻ phán xét ảo: Bộ mặt chung của mạng xã hội

Chia sẻ

Mỗi lần có một sự kiện gây xôn xao dư luận, họ lại xuất hiện, chia hai phe: Một bảo vệ & một lên án kịch liệt đối tượng qua những bằng chứng "nghe nói" và "đoán vậy".

Họ còn có một cái tên khác khá quen thuộc với hầu hết chúng ta, chính là: “Anh hùng bàn phím”. Những công dân mạng chăm chỉ share, like và bình luận tất cả những gì họ đọc. Với quyền hành bao la được trao trên bàn phím, họ có thể tha hồ kết tội ai đó rồi vài ngày sau lại bênh vực người khác khi phạm cùng một lỗi vì những lý do thuộc phạm trù cảm xúc. 

Những chiến binh công lý không bao giờ ngừng nghỉ.

Những chiến binh công lý không bao giờ ngừng nghỉ.

Mới đây, một facebooker có thâm niên “nhận đá” từ cư dân mạng đã có những dòng chia sẻ gây sốt khi nhận được hàng nghìn lượt ủng hộ lẫn phản đối. Với giọng văn khá hài hước về những nghịch lý éo le mình đã trải qua bên trang Facebook: 

Tôi từng bị ném đá khi viết bài ủng hộ dân phòng dẹp các sạp hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Nhưng chỉ một tháng sau, những bạn chửi tôi mạnh mồm nhất đồng loạt sụt sịt khóc thương cho cháu học sinh bị xe bồn đâm chết do vỉa hè bị hàng rong lấn chiếm phải lách xuống lòng đường đi học, không quên chửi bồi chính quyền làm ăn như cứt. Da mặt các bạn í phải dày như giáp xe tăng T59 chứ không đùa.

Mấy tháng trước thấy bạn bè trên phây nhiều người ra mặt ủng hộ em Nguyễn Mai Trung Tuấn ở Thạnh Hoá tạt axit vào anh trung tá công an đội cưỡng chế, giờ thì chắc chả còn ai nhớ. Các bạn í đang bận sục sôi đòi xử lý mấy thằng tạt axit nữ sinh, kiến nghị sửa luật nâng khung lên tử hình vì tính man rợ, đê hèn, dã man của 2 thằng sát thủ kia. Chắc tại chúng nó tạt không được duyên dáng như em Tuấn.

Vừa rồi thì các bạn sinh viên năng động ôm biểu ngữ phản đối chặt cây xây tuyến METRO ở Sài Gòn, rất có thể mấy năm sau những khuôn mặt ấy sẽ lại đi đầu trong phong trào biểu tình đòi giải quyết vấn đề kẹt xe và tai nạn giao thông”…

Thật vậy, những lượt share kêu gọi hoành tráng và quy mô diễn ra hết sức sôi động trên Facebook khi có sự kiện gây xôn xao dư luận, nhưng chỉ vài ngày sau đó, tất cả đều “im phăng phắc và lặng mất tăm” vì có một chủ đề khác thay thế. Họ lại tiếp tục lao vào cuộc đấu tranh giành công lý, lẽ phải,… mà không cần biết sự kiện trước đã có kết quả thế nào. Đời sống mạng như làng giải trí ấy: Tin gì cũng được, miễn là phải hot!

Nhìn chung họ chỉ thống nhất quan điểm ở chỗ: “Chỉ trích, chỉ trích nữa, chỉ trích mãi”. Dù là bảo vệ hay kết tội cũng không quên lên án kẻ nào đó. Như MC Kỳ Duyên đã nói, đây là một trong những nét văn hóa ứng xử của cộng đồng mạng. 

Thêm nữa, đã bao giờ bạn tự hỏi, mỗi khi có thông tin, bạn tiếp cận nó bằng cách nào? - Đọc và suy ngẫm hay đọc gì hiểu nấy. Đừng nói đến thế hệ du học sinh, kể cả rất nhiều thanh niên Việt thậm chí còn chưa có cả passport vẫn sẵn sàng mạnh miệng kêu ca than phiền bất cứ thì gì có hai chữ Việt Nam. 

“Tôi không dám nói xã hội chúng ta đang sống có thực sự tốt đẹp không, nhưng nhìn vào những cá thể tạo nên xã hội này, tôi khẳng định nó xứng đáng và phù hợp với các bạn, hãy vui vẻ mà sống đi.

Con bướm vỗ cánh ở Brasil có thể gây lốc xoáy ở Texas, nhưng rất tiếc ở ta, dù Cường ve chai có cưa bom ở Văn Phú, cũng chưa thể đủ rung rinh bộ não của nhân dân, họ không hiểu rằng mọi tai ương mình đang phải gánh chịu, chính là do bản thân vẫn ngày ngày thoả hiệp với cái ác, cái ngu, cái nghèo và lạc hậu”. - Facebook C.N đã kết luật đầy đanh thép như thế. 

anhhungbanphimsaostar

Tuy những chia sẻ của C.N cũng chỉ là một trong nhiều lời phán xét dành cho mạng xã hội nhưng có một điểm chúng ta không thể phủ nhận: Bước ra khỏi màn hình máy tính, còn cả khoảng trời bao la phía trước để bạn chiêm nghiệm và nhận ra không phải tất cả những gì đám đông ủng hộ đều đúng đắn. Làm cư dân mạng văn minh không khó, khó ở chỗ bạn có đủ sáng suốt hay không. 

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất