Sắc màu Cuộc Sống

'Hotgirl ăn quỵt' Bella có dấu hiệu rối loạn tâm thần, can thiệp chậm sẽ nguy hại cho cháu bé

Theo An ninh thủ đô
Chia sẻ

Mới đây, dư luận xôn xao khi “hotgirl" tự xưng Bella (tên thật là Đoàn Thúy Hà) đã sinh con được khoảng 1 năm thường xuyên có những biểu hiện gây đe dọa sức khỏe và tính mạng của đứa trẻ. PV Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với luật sư Giang Hồng Thanh trao đổi xung quanh sự việc.

Luật sư Giang Hồng Thanh

PV: Thưa ông, suốt thời gian qua cô Đoàn Thúy Hà đã liên tục quay video hút thuốc lá rồi phả khói phì phèo vào mặt con, tha lôi con đi lang thang giữa trời nắng, đêm khuya, dí bình sữa để mặc con lúc đói, đặt sát mặt con vào ngọn nến đang cháy… Ông nhận định thế nào về hành vi này của cô Hà?

Luật sư Giang Hồng Thanh: Với hàng loạt những hành vi bất thường đó, có thể thấy rằng người tự xưng là Bella có dấu hiệu của một trong những căn bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần. Quan điểm này càng được củng cố khi xem xét nhiều việc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em mà Bella thực hiện đối với con của mình.

Những hành động như bế rong con đi khắp nơi, hút thuốc lá phả khói vào mặt con, đặt vật nặng vào người con hoặc thậm chí cấu véo, hành hạ con… của Bella là hành vi xâm hại trẻ em theo quy định của Luật trẻ em 2016.

Điều 4 Luật này quy định như sau: “5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.”

Đó là chưa kể những nguy cơ gây mất an toàn đối với cháu bé khi sống cùng một người có nhiều hành vi bất thường như Bella.

Bella vứt con nằm lăn lóc trên đường và phì phèo hút thuốc

PV: Rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải tách đứa bé ra khỏi người mẹ này để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của cháu bé vì có thể Bella đang bị rối loạn tâm lý dẫn đến nhận thức, hành động không đúng. Vậy theo ông, với tất cả những hành vi trên đã đủ cơ sở để tách đứa bé ra khỏi một người mẹ như cô Hà hay chưa?

- Đối với hành vi xâm hại trẻ em, Luật trẻ em 2016 quy định cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ Can thiệp.

“Điều 50. Cấp độ can thiệp

1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.”

Theo tôi, trong trường hợp của Bella, những biện pháp can thiệp cần phải áp dụng ngay là “Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em” (điểm b khoản 2 Điều 50) và “Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này” (điểm c khoản 2 Điều 50)

Bên cạnh đó, Điều 32 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 - 5 - 2017 cũng quy định: “Điều 32. Tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế

1. Việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.”

PV: Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp trên thưa ông?

Sau khi cách ly cháu bé khỏi Bella, cơ quan chức năng có thể giao cháu cho cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế hoặc giao cho cơ sở trợ giúp xã hội.

Khoản 2 Điều 62 Luật trẻ em quy định: “Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em” là một trong những trường hợp cần áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

Thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thuộc về Chủ tịch UBND xã, phường nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại.

Như vậy rõ ràng là hành lang pháp lý đã có. Vấn đề còn lại là trách nhiệm thực hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Với mức độ xâm hại ngày càng nghiêm trọng mà Bella dành cho con mình, có thể khẳng định rằng sự chậm chễ trong vấn đề giải quyết sự việc này kéo dài bao nhiêu, thì an toàn đối với cháu bé mong manh bấy nhiêu.

PV: Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ

Bài viết

Theo An ninh thủ đô

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất