Sắc màu Cuộc Sống

Họp khẩn chỉ đạo ứng phó với bão số 3: 'Một số người dân có xu thế đi du lịch ở các đảo để trải nghiệm bão'

Định Nguyễn
Chia sẻ

“Hiện nay, một số người dân có xu thế đi du lịch ở các đảo khi có bão để trải nghiệm bão, đi xem bão. Do vậy, khi khách đã đặt tour du lịch vào dịp bão cần cấm biển, không cho người dân ra đảo để đảm bảo an toàn”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin trong cuộc họp ứng phó với cơn bão số 3.

Sáng 1/8, tại Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 (bão Wipha). Tại đây, đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo cho biết, đơn vị đã thông báo kiểm đến, hướng dẫn cho hơn 64 nghìn tàu gần 280 nghìn người.

Hoạt động ở các khu vực khác và neo đậu tại các bến là hơn 65 nghìn tàu với khoảng gần 260 nghìn người. Hiện nay, còn 20 tàu/120 ngư dân của Quảng Bình vào tránh trú bão tại đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng đã thông báo, hướng dẫn cho 505 tàu du lịch, 87 phương tiện chở khách, 1.937 khách du lịch (trong đó có 163 khác nước ngoài tại Hải Phòng); các chủ của 19.723 lồng bè, chòi canh 3.569 (mỗi chòi có 1-2 người).

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại cuộc họp chỉ đạo phòng chống cơn bão số 3.

Về mặt đê điều, có 47 công trình đang thi công dở dang, có 42 hồ chứa đang thi công cũng được cảnh báo. Ngoài ra, Ban chỉ đạo Trung ương chỉ đạo công tác ứng phó cho các tỉnh, Văn phòng thường trực ban chỉ đạo Trung ương đã gửi cho BCH ở Quảng Bình xác minh tàu đang neo đậu tại đảo Hải Nam và nhờ nước bạn hỗ trợ.

Các địa phương đã báo cáo, trong đó, Quảng Ninh đã tổ chức họp trực tuyến với các huyện và thành phố, toàn bộ tàu đánh bắt xa bờ đã về nơi neo đậu. Khách ở đảo Cô Tô sáng nay còn 200 khách, Quảng Ninh vẫn tiếp tục đưa vào bờ an toàn.

Dự kiến cấm biển khoảng 9h sáng ngày hôm nay, Hải Phòng tổ chức họp và tổ chức 8 đoàn đi kiểm tra công tác thiên tai. Cấm biển trước 12h ngày hôm nay. Tất cả các tàu thuyền đã vào bờ và còn 20 tàu sẽ vào bờ trong sáng nay. Tỉnh Thái Bình tàu thuyền và lồng bè sẽ vào nơi an toàn trước 12g ngày hôm nay.

BCĐ TW chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác trực ban để chủ động phương án phòng chống bão số 3. Tập trung sơ tán người dân khỏi nơi nguy hiểm và tìm nơi trú tránh an toàn. Tiếp tục hướng dẫn ngư dân neo đậu, chằng chéo tàu thuyền. Các đơn vị chủ động vận hành hồ chứa, vừa tích nước và đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du.

Đối với khu vực miền núi cần rà soát khu vực có nguy cơ cao, ngập tràn, sạt lở. Thông tin về bão số 3, TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí thượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, vào hồi 8 giờ ngày 1/8, tốc độ bão di chuyển chậm lại từ 5-10km/h so với trước đó. Cơn bão có hoàn lưu tương đối rộng và gây mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ.

Bão số 3 sẽ đi vào phía Bắc đảo Hải Nam và đảo Lôi Châu (Trung Quốc) rồi đi trực tiếp vào khu vực từ Quảng Ninh đến Nam Định, trong đó, trung tâm là Hải Phòng vào trưa ngày 2/8. Bão vào đất liền gió cấp 7-8 và giật cấp 10-11. Bão số 3 có hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 6 từ vĩ độ 18 trở lên phía Bắc. Khu vực gió mạnh nhất giật cấp 9, khu vực đất liền giật cấp 7 cấp 8.

Hệ quả mưa phân 2 giai đoạn từ 1-2-8, mưa to tập trung vào phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa. Sau đó, tập trung vào trung du Bắc Bộ, đặc biệt là Thanh Hóa, đồng bằng. Theo phân bố hệ quả mưa có thể của cơn bão số 3, lượng mưa từ 100-300mm, nơi mưa to nhất lên đến 400mm ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái,… riêng Hà Nội mưa lớn từ 100-200mm.

Bên cạnh đó, bão số 3 đổ bộ vào đất liền đúng thời điểm triều cường dâng nên ở ngoài khơi nước dâng cao khoảng 3-5m, 2-3m trong đất liền.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đêm hôm qua (31/7) và rạng sáng nay (1/8), các địa phương, các bộ ngành rất tích cực đối phó với cơn bão này. Đến thời điểm này còn nhiều dự báo, nguồn khác nhau của các nước nhưng thống nhất nhận định cơn bão số 3 khá mạnh, đổ bộ vào vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh, trọng tâm là Hải Phòng. Hoàn lưu tác động dài ngày từ 1/8 đến 4/8, vùng ảnh hưởng khá rộng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Về biển, đây là vùng hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế trên biển rất sôi động, gần như nhất cả nước nên phải đảm bảo an toàn tàu thuyền. Toàn bộ tàu thuyền và tàu vận tải có thống kê và có liên lạc.

Hiện tại, 16 khu neo đậu chỉ đảm bảo được 27% số phương tiện. Tuy nhiên, còn số lượng tàu thuyền còn lại cần hướng dẫn bà con tránh trú vào các luồng lạch, tránh trú an toàn. Các hoạt động sản xuất trên biển, lồng bè, chòi canh phải hướng dẫn người dân, nếu đến kỳ thu hoạch thì cho thu hoạch ngay. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các địa phương bị ảnh hưởng, khi đã đưa người dân ở lồng bè, chòi canh lên bờ thì không được cho xuống. Ngoài ra, cầm cấm biển không cho khách du lịch ra các đảo.

“Hiện nay, một số người dân có xu thế đi du lịch ở các đảo khi có bão để trải nghiệm bão, đi xem bão. Do vậy, khi khách đã đặt tour du lịch vào dịp bão cần cấm biển, không cho người dân ra đảo để đảm bảo an toàn”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin.

Theo thứ trưởng Hiệp, bão sẽ đổ bộ vào trưa 2-8, với cường độ mưa ở Đông Bắc Bộ 100-200mm, Bắc Trung Bộ 300-400 mm, thời gian mưa kéo dài. Cùng với đó, nước triều cường dâng nên có thể gây ra ngập úng đô thị rất lớn. Đặc biệt, ở Hà Nội cần chú ý xử lý sự cố cống Cẩm Đình (xã Cẩm Đình, Phúc Thọ, Hà Nội). Yêu cầu các tỉnh, địa phương cần phòng tránh ngập lụt, có giải pháp để tránh ngập lụt bất ngờ, nước dâng quá nhanh khiến thiệt hại kinh tế lớn.

Ngoài ra, đề phòng sạt lở đất, sạt trượt,… cần cắm biển cảnh báo, hướng dẫn người dân qua ngầm, tràn. Thứ trưởng cũng đề nghị lực lượng vũ trang sẵn sàng lực lượng và trang thiết bị có thể đi bất kỳ thời tiết nào, địa hình nào và phương tiện nếu có sự việc xảy ra.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất