Sắc màu Cuộc Sống

Hóa đơn đổ xăng xe cá nhân, vì sao 'hâm' mới dám đòi?

Chia sẻ

Xăng dầu - mặt hàng bán lẻ phổ biến, nhưng có người nói chỉ ‘hâm’ mới dám đòi hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng xe cá nhân, vì sao nên nỗi?

Tờ hóa đơn yếu pháp lý vì thiếu chữ ký?

Trên mạng xã hội, nhất là các diễn đàn của dân kế toán tài chính, không khó để bắt gặp những câu hỏi, đại loại: “Các anh chị giúp em lấy thêm hóa đơn xăng dầu cho công ty”, rồi người hỏi nhanh chóng có ngay những lời mách nước “Cuối tháng ra cây xăng địa điểm chỗ này, chỗ kia….”. Điều đó phần nào bộc lộ những góc khuất trong việc quản lý chứng từ của các công ty kinh doanh xăng dầu hiện nay.

Số liệu công bố hồi tháng 9/2015 của Bộ KH&CN, hiện chỉ có 30% người mua xăng dầu lấy hóa đơn, phần lớn là các doanh nghiệp có nhu cầu lấy hóa đơn để thuận lợi cho việc thanh toán thuế, còn lại 70% người mua lẻ đều không có nhu cầu lấy hóa đơn khi mua xăng.

Yêu cầu lấy hóa đơn mua xăng còn là sự ràng buộc trách nhiệm của bên bán với loại nhiên liệu họ cung cấp cho khách hàng

Yêu cầu lấy hóa đơn mua xăng còn là sự ràng buộc trách nhiệm của bên bán với loại nhiên liệu họ cung cấp cho khách hàng

Trong khi đó, khi đi siêu thị hàng ngày, người tiêu dùng hẳn đã rất quen thuộc với việc cầm những tờ hóa đơn có khi dài đến hàng mét, ghi nhận hàng chục mặt hàng. Nếu không có tờ hóa đơn này, đố bạn cầm hàng ra khỏi siêu thị mà không bị bảo vệ chặn lại.

Về điều này, thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho hay: “Quy định in chứng từ khi bán lẻ xăng dầu gặp sự phản ứng dữ dội của giới kinh doanh xăng dầu, từ người bán sỉ, bán lẻ nhưng không thể không thực hiện”. Vậy vì sao một số doanh nghiệp xăng dầu phản ứng quyết liệt, vì sao người mua xăng hàng ngày không mặn mà với loại chứng từ được cung cấp từ các cây xăng dầu?

Sở dĩ có chuyện như vậy, là vì theo quy định, thông tin trên chứng từ bán hàng gồm: tên cơ sở bán hàng, địa chỉ, kiểu, ký hiệu, số serial của cột đo xăng dầu, phút, giờ, ngày, tháng, năm bán hàng, loại xăng dầu, số lượng, đơn giá, tổng số tiền xăng, dầu đã bán… nhưng không có dấu đỏ của cơ quan chịu trách nhiệm. Đặc biệt là không có chữ ký của 2 bên mua và bán, nên hóa đơn xăng dầu mới… thiếu tính pháp lý, gần như vô giá trị.

Chính vì vậy, mặc dù quy định về việc bắt buộc các cây xăng phải có hóa đơn cho khách hàng từ lâu, nhưng thực tế, người mua xăng dầu không mặn mà, chỉ các doanh nghiệp có cần hóa đơn thì cần và lại yêu cầu kế toán đi kiếm hóa đơn xăng dầu. Ngoài ra, sự phản ứng của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trước việc phải lắp thêm thiết bị in chứng từ sẽ làm tăng chi phí (thiết bị in, giấy mực, phần mềm…).

Không lấy hóa đơn, mua xăng bẩn ráng chịu

Còn nhớ vào năm 2002, ngành thuế từng có ý tưởng mở xổ số trúng thưởng cho người mua hàng lấy hóa đơn. Ý tưởng này được Tổng cục Thuế đưa ra thời điểm đó nhằm khuyến khích toàn dân có thói quen sử dụng hóa đơn khi mua hàng, hạn chế tình trạng gian lận thuế.

Tuy nhiên sau gần 15 năm, việc in ra tờ hóa đơn vẫn chưa thể trở thành bắt buộc với bên bán bởi một quy định lỗi thời: Dưới 200.000 đồng không bắt buộc phải xuất hóa đơn. Và với xăng, mặt hàng mà hầu như người nào đi xe máy cũng phải mua 1 - 2 lần mỗi tuần, đổ xăng nhiều nhất chỉ chừng 100.000 đồng, yêu cầu xuất tờ hóa đơn càng trở nên lỏng lẻo.

Cụ thể, đối với trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì người bán phải lập hóa đơn, chứng từ cho người mua. Trong trường hợp người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Luật thuế GTGT quy định người bán xăng dầu phải cung cấp hóa đơn cho người mua hàng. Còn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định người mua hàng có quyền được nhận hóa đơn khi mua hàng. Tuy nhiên, đã 2 năm trôi qua, việc in hóa đơn khi bán lẻ xăng dầu vẫn chỉ là thử nghiệm.

Chỉ sửa một quy định nhỏ, nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích lớn và làm bây giờ vẫn còn kịp, vì đến ngày 1/7/2018 mới phải thực hiện đại trà quy định in chứng từ tại cây xăng. Khi thông tư thay đổi, vấn đề hóa đơn sẽ đi vào thực tế, người mua sẽ an tâm hơn, tránh được tình trạng gian lận chất lượng xăng dầu gây nhức nhối nhiều năm qua.

Việc lấy hóa đơn khi mua xăng còn giúp người mua được hưởng một số quyền lợi như xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng và khi có khiếu nại về chất lượng hàng hóa thì được quyền khiếu nại và đảm bảo chế độ bảo hành.

Đơn cử như vụ việc một số lái xe mua phải xăng kém chất lượng ở TP.HCM hồi tháng 2 vừa rồi. Nhiều người than phiền rằng xe ô tô mua lượng xăng trị giá đến 500.000 đồng, nhưng vì không lấy hóa đơn nên khi xe hỏng máy (do nhiên liệu bẩn), không thể khiếu nại cây xăng vì không có chứng từ nào trong tay.

Theo quy định, đến 1/7/2018, tất cả các cây xăng bán lẻ xăng dầu cho người tiêu dùng phải có thiết bị và in hóa đơn cho người mua xăng. Việc in hóa đơn tại cây xăng, trong khi liên tục có đông người mua hàng, sẽ gây ra xếp hàng, chờ lâu, ách tắc…sẽ không phải trở ngại nếu việc in ấn hóa đơn chỉ cần thực hiện nhanh gọn như trong siêu thị.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất