Sắc màu Cuộc Sống

Hai chú bò tranh cãi về 'cái thứ dưới sông' và bài học đắt giá về lối sống sai lầm ai cũng mắc phải

Bánh Mì
Chia sẻ

Trong cuộc sống, giai đoạn khó khăn nhất không phải là không ai hiểu bạn, mà là… bạn không hiểu chính mình, không tin tưởng chính mình. Để người khác lèo lái con thuyền cuộc đời bạn!

Đoạn phim hoạt hình kể lại câu chuyện của 2 chú bò rừng Bizon tranh cãi nhau xem “cái thứ dưới sông” là khúc gỗ hay cá sấu. Một chú bò cho rằng vật thể đó là con cá sấu, trong khi chú bò bên cạnh lại một mực khẳng định đó chỉ là khúc gỗ trôi trên sông.

Trong cuộc tranh luận qua lại, không chú bò nào chịu thừa nhận và đều một mực khẳng định điều mình nói là đúng. Thế nhưng chú bò cho rằng vật thể lạ đó là con cá sấu dường như mất bình tĩnh hơn đã cố gắng chứng minh cho mình đúng bằng cách vảy nước, dùng que củi chọc vào vật thể đó.

Cuối cùng, chú bò này đã mạo hiểm bước hẳn lên vật thể mà chính chú khẳng định đó là một con cá sấu nguy hiểm để cho bạn thấy vật thể đó thực sự là gì. Thật không may, thời cơ của con cá sấu đã đến và nó đã ăn thịt chú bò này.

Đến lúc ấy, chú bò còn lại mới thực sự tin rằng đó là một con cá sấu. Đoạn phim ngắn có kết thúc mở rằng một chú bò khác xuất hiện và cuộc tranh cãi con cá sấu - khúc gỗ lại tiếp tục. Có lẽ người xem có thể đoán được cái kết tiếp theo của câu chuyện là gì.

Clip: Cuộc tranh luận của những chú bò.

Đoạn clip tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những thông điệp vô cùng hàm súc. Thông điệp đầu tiên mà clip muốn gửi đến người xem có thể dễ thấy như Mark Twain đã từng nói: “Đừng bao giờ tranh cãi với những thằng ngu, vì chúng sẽ kéo ta xuống trình độ của chúng và thắng ta bằng kinh nghiệm.”

Thế nhưng, ẩn sâu trong ý niệm của clip có lẽ còn một lời khuyên khác rằng: “Đã đến lúc từ bỏ lối sống theo quan điểm của người khác.”

Ta sống trong xã hội với rất nhiều sợi dây liên kết giữa người với người. Chúng ta có mối liên hệ trong cuộc sống với bố mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, các mối quan hệ xã giao. Sẽ không phải là phóng đại nếu như nói rằng hầu hết những nỗi buồn phiền, đau khổ mệt mỏi thường bắt đầu từ việc chúng ta để tâm người khác đánh giá như thế nào về mình.

Những lo âu của chúng ta thường nằm trong các mối quan hệ với một người khác hoặc phát sinh từ cách nhìn nhận, đánh giá của người khác dành cho mình.

Chúng ta sinh ra là những cá thể khác biệt. Tuỳ vào cá tính từng người và những nhu cầu của riêng mình mà bản thân có những quan điểm, suy nghĩ và lối sống khác nhau. Với người này, sống nhường nhịn là điều nên làm nhưng với người khác thì sống cần phải tranh đấu.

Có người dễ dàng lung lay trước những quan điểm của người khác hay một nhóm người khác. Bởi vì sợ mình khác biệt và lạc lõng, sợ sẽ phạm sai lầm nếu không theo số đông. Có quan điểm hợp với người này nhưng lại không hợp với người khác. Trong quá trình sống và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, chúng ta hoàn toàn có thể thau đổi một vài thứ phù hợp nhưng trước hết phải biết tin tưởng ở chính bản thân mình.

Không phải ai cũng có thể hiểu được con người bạn, bạn muốn gì? Sống như thế nào? Kể cả những người thân thiết. Bởi vậy, chỉ có bạn là biết rõ nhất con đường nào mình phải lựa chọn.

Điều chúng ta cần quan tâm là nhân cách bản thân chứ không phải danh tiếng. Bởi vì nhân cách là con người của bạn còn danh tiếng chỉ là thứ mà người ta nghĩ về bạn mà thôi. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta bảo thủ, luôn cho rằng mình đúng.

Điều gì cũng có hai mặt của nó. Đơn giản như trong câu chuyện về hai chú bò. Hai chú bò cùng nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình nhưng lại chỉ có một chú bị ăn thịt. Điều đó cho thấy rằng từ bỏ lối sống theo quan điểm người khác và bảo vệ quan điểm của mình nó chỉ đúng nhất khi quan điểm đó được xuất phát từ sự hiểu biết, học hỏi từ đó nhìn nhận vấn đề theo một hướng đi đúng đắn và kiên định.

Chia sẻ

Bài viết

Bánh Mì

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất