Sắc màu Cuộc Sống

Hà Nội có gần 80 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020, không có trường hợp F0,F1

Định Nguyễn
Chia sẻ

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, toàn thành phố có 79.263 thí sinh đăng ký dự thi với 143 điểm thi, 3.612 phòng thi.

Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, chiều 6/8 trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng cho biết, toàn thành phố có 79.263 thí sinh đăng ký dự thi với 143 điểm thi, 3.612 phòng thi, trong đó có 3.326 phòng thi chính thức và 286 phòng thi dự phòng (mỗi điểm thi có 2 phòng thi dự phòng). 

Cán bộ giáo viên tham gia công tác coi thi là 10.358 người, trong đó 9.403 giáo viên, cán bộ chính thức và 915 giáo viên, cán bộ bổ sung, trung bình mỗi điểm thi bổ sung 7 giáo viên coi thi; hơn 1.400 nhân viên an ninh trật tự; điều động 320 cán bộ thanh tra tại các điểm thi. 

Toàn thành phố Hà Nội có 79.263 thí sinh đăng ký dự thi với 143 điểm thi. Ảnh minh hoạ

Thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tham mưu thành phố, Ban Chỉ đạo thi thành phố Hà Nội ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến đảm bảo an toàn cho kỳ thi trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19; thành lập 30 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi do Chủ tịch UBND quận, huyện làm trưởng đoàn; công tác chuẩn bị thi tại các địa phương… 

Giám đốc Chử Xuân Dũng cho biết, Sở đã hoàn thành công tác kiểm tra nội bộ, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất tại các điểm thi. Từ 5-10/8, các đoàn kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã do các đồng chí Chủ tịch UBND làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, cơ sở vật chất, an toàn vệ sinh thực phẩm, phân luồng giao thông… tại các điểm thi. 

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, tính đến thời điểm hiện tại không có thí sinh thuộc diện F0, F1. Có 3 trường hợp thí sinh thuộc diện F2 liên quan đến bệnh nhân 459 và 447; tất cả các trường hợp trên đã có kết quả xét nghiệm âm tính. 

Giám đốc Sở GD&ĐT cũng đề nghị BCĐ thi các quận, huyện, thị xã đến 15h ngày 7/8, chốt lại danh sách các trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh ( nếu có) để báo cáo về BCĐ thi của thành phố. 

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng Hà Nội phát biểu tại cuộc họp.

Đảm bảo năng lực xét nghiệm PCR Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng Hà Nội vẫn đang làm tốt công tác phòng chống dịch. Đối với 3 ca nhiễm ngoài cộng đồng ở Hà Nội, TP xác định các ca bệnh đều có nguồn gốc lây nhiễm từ Đà Nẵng. 

Hà Nội cũng đã xác định 104 ca F1 liên quan đến với BN 714 và 6 bệnh nhân trên chuyến bay VN7189. TP cũng đã yêu cầu tạm dừng hoạt động các quán bar, karaoke, các hoạt động tập trung đông người…

Đặc biệt, bất kể người nào có dấu hiệu ho, sốt, khó thở thì đều lấy mẫu xét nghiệm. TP cũng đã giao Sở GD&ĐT chuẩn bị các công tác đảm bảo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19. 

Ngoài ra, TP yêu cầu thực hiện phân luồng khám chữa bệnh theo đúng quy trình khám, chữa bệnh. Liên quan đến vấn đề xét nghiệm mà người dân đang rất quan tâm, Chủ tịch UBND TP thông tin, số lượng test nhanh Hà Nội hiện có là do Bộ Y tế cung cấp từ giai đoạn 2 với tổng số là 100.000 test. 

Trong giai đoạn trước của dịch, Hà Nội đã dùng 20.000 test để thực hiện cho các khu chợ đầu mối và các phường xung quanh BV Bạch Mai, đã cho kết quả rất tốt. Trong giai đoạn này, đến nay đã có hơn 96.000 người về từ Đà Nẵng cần được xét nghiệm, trong khi đó Hà Nội chỉ có hơn 80.000 test. 

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nói thêm về việc độ nhạy và độ chính xác của test nhanh này cũng ở mức tương đối vì chủ yếu tìm kháng thể dựa trên mức độ vi rút. Chính vì thế, trường hợp của BN 714 mặc dù đã được test nhanh có kết quả âm tính, nhưng khi xét nghiệm PCR vẫn có kết quả dương tính. 

“Trên tinh thần công khai, minh bạch, BCĐ của TP cũng xác định test nhanh là giải pháp để chúng ta kịp thời khoanh vùng những trường hợp dương tính, để có những biện pháp chặt chẽ hơn, chứ không phải là biện pháp duy nhất để chúng ta xác định ca bệnh”, Chủ tịch UBND TP nói rõ. 

Về năng lực xét nghiệm, Chủ tịch UBND TP cho biết, riêng CDC Hà Nội có thể xét nghiệm được 5.500 mẫu/ngày. Nếu huy động hết các nguồn lực từ các BV thì Hà Nội có thể xét nghiệm được 9.000-10.000 mẫu/ngày. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết BV Phương Đông sẽ tặng 10.000 kit test nhanh. 

Ngay trong hôm nay, TP sẽ giao số lượng test này cho các quận, huyện để triển khai xét nghiệm ngay cho người dân. Xác định công tác xét nghiệm là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay để xác định các ca bệnh, Chủ tịch UBND TP cho biết TP cũng quyết định tất cả những người đi từ ngày 15/7 đến 29/7 từ Đà Nẵng về đều phải làm xét nghiệm PCR.. 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc mua vật tư y tế để phục vụ xét nghiệm COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, lãnh đạo TP sẽ cùng Sở Y tế vận động mạnh thường quân tặng các bộ kit test xét nghiệm PCR.

Một số khu vực nguy cơ cao phải thực hiện giãn cách xã hội Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chỉ rõ tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước đang diễn biến phức tạp và khó lường. Thủ đô đã có 105 ngày bình yên trước khi cả nước xảy ra đợt dịch mới. 

Trong giai đoạn trước Hà Nội đã xử lý thành công, khống chế thành công dịch bệnh; ở giai đoạn này ngay khi phát sinh ca bệnh đầu tiên Thành phố đã vào cuộc quyết liệt, trong khi đó lượng người từ Đà Nẵng về Hà Nội là rất lớn đến nay đã lên trên 94.000 người và chưa dừng lại dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao, gây khó khăn cho quá trình truy vết của các đơn vị. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu thuận lợi là so với đợt 1, đợt 2 là Thành phố đã có kinh nghiệm, có sự tin cậy của người dân, sự đồng lòng của các cơ quan, sự hợp tác chặt chẽ của người dân. Trong khi đó, khó khăn của đợt này theo Bộ Y tế là hơn đợt trước do tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều ca bệnh trong cộng đồng; vật tư thiết bị đang thiếu, thiếu máy móc xét nghiệm PCR... 

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất