Sắc màu Cuộc Sống

Gong Cha, Uniqlo và những thương hiệu có logo giống nhau đến kỳ lạ

Bắp
Chia sẻ

Chẳng biết vô tình hay cố ý nhưng có nhiều trường hợp tên sản phẩm hay logo do nhà sản xuất tạo nên có những đường nét tương tự nhau, thậm chí giống nhau đến kỳ lạ, khó hiểu.

Đó là trường hợp của thương hiệu trà sữa Đài Loan Gong Cha. Sau khi “làm mưa làm gió” với giới trẻ Sài Gòn, thức uống này đã có mặt tại Hà Nội. Với phong cách pha chế ngon lạ từ 4 loại trà hảo hạng Ô Long, trà xanh, trà đen và trà Alisan cùng các loại topping như trái cây tươi, váng sữa, bánh plan… đã tạo nên cho thương hiệu trà sữa này một hương vị thật đặc biệt.

Trà sữa Gong Cha gây sốt giới trẻ Việt trong thời gian gần đây.

Mặc dù mới cập bến Hà Nội nhưng đã xuất hiện nhiều sản phẩm mang tên tương tự trà sữa Gong Cha, đó là trà sữa IGong Cha. Nhiều người cho rằng, đây là sản phẩm nhái thương hiệu của trà Gong Cha. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên thì IGong Cha là một sản phẩm trà sữa của Trung Quốc, có mặt ở 8 quốc gia trên thế giới. Trên đường Bà Triệu (Hà Nội) cũng có một sản phẩm với tên tương tự trà sữa Gong Cha là SamGong Cha.

IGong Cha thương hiệu trà sữa có tên tương tự Gong Cha.

Bên cạnh đó, ở Hà Nội cũng có hai thương hiệu trà sữa có tên khá giống nhau, đó là Chago và Chacago.

Ngoài thương hiệu trà sữa Gong Cha còn có nhiều thương hiệu và sản phẩm khác cũng từng có tên, logo tương tự, thậm chí có những nhãn hàng dựa hơi các thương hiệu nổi tiếng. Đó là trường hợp của Uniqlo và Miniso.

Ra nhập thị trường thời trang Việt Nam vào giữa năm 2016, Miniso - một thương hiệu được quảng cáo là của Nhật Bản đã làm “chao đảo” các tín đồ mua sắm. Theo đó thứ lôi kéo người tiêu dùng đến với Miniso là lời quảng cáo “chuỗi cửa hàng bán lẻ đến từ Nhật Bản”. Tuy vậy, thương hiệu này chỉ có vỏn vẹn 4 cửa hàng ở Tokyo nhưng có đến hơn 1 nghìn cửa hàng ở Trung Quốc, rất nhiều trong số đó tập kết tại Quảng Đông - trụ sở của Miniso.

Trang web chính thức của Miniso giới thiệu thương hiệu bán lẻ này được thành lập bởi nhà thiết kế Nhật Bản Miyake Jyunya và doanh nhân Trung Quốc Ye Guo Fu và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2013.

Thương hiệu Miniso có logo giống với thương hiệu nổi tiếng Uniqlo. Nhiều người cho rằng Miniso đã ăn theo, dựa hơi, thậm chí là nhái nhãn hiệu của Uniqlo để câu kéo khách hàng.

Điều đáng nói là logo của Miniso quá giống với logo của hãng Uniqlo nổi tiếng. Bên cạnh đó, nó còn mang dấu hiệu của sự lai tạp, lắp ghép giữa các hãng bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản là Daiso và Muji. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng Miniso đã ăn theo, dựa hơi, thậm chí là nhái nhãn hiệu của Uniqlo để câu kéo khách hàng.

Mặc dù dựa hơi thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, tuy nhiên, nhiều khách hàng đánh giá cao chất lượng sản phẩm của Miniso. Bên cạnh đó, sản phẩm của nhãn hiệu này có mức giá rất rẻ. Ở đây một chiếc ví có giá khoảng 60 nghìn VNĐ, một cục pin dự phòng xinh xinh yêu yêu có giá chỉ khoảng 300 nghìn VNĐ.

Mặc dù dựa hơi thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, nhưng nhiều khách hàng lại ưa chuộng sản phẩm của thương Miniso vì giá rẻ.

Theo lý giải của một số người làm trong lĩnh vực quản lý thương hiệu thì thế giới xung quanh luôn có ảnh hưởng và tác động qua lại giống nhau. Một nhà sản xuất có thể nghĩ ra tên thương hiệu phù hợp với sản phẩm của mình thì những nhà sản xuất khác cũng có thể gặp điều tương tự. Với tầm quan trọng của thương hiệu trên thị trường ngày càng lớn thì hiển nhiên sẽ có ngày những “ý tưởng lớn gặp nhau”.

Không chỉ có tên sản phẩm, mà logo của nhiều thương hiệu cũng “vô tình” giống nhau. Dù người thiết kế có thông minh cỡ nào thì vẫn có nhiều trường hợp logo do họ tạo nên có những đường nét tương đồng. Dưới đây là những minh chứng điển hình nhất.

Carrier và Ford

One Spa, Manulife One

Wayback Machine và Google Blogoscoped.

Sinar Mas và Airbus.

Theo quy định của pháp luật thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa và hình thức thể hiện, đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.

Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.

Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc (ví dụ: Navi và Navix) hoặc cách phát âm (ví dụ: B Book và Bi Book; Apple và Epple).

Ngoài ra, chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký và hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đối chứng.

Theo quy định của pháp luật, hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là trùng khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một chủng loại (ví dụ: ô tô và xe máy, dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ cửa hàng ăn uống….)

Chia sẻ

Bài viết

Bắp

Tin mới nhất