Sắc màu Cuộc Sống

'Dọn chất thải của hơn 14 triệu người mỗi ngày': Công việc của bạn có vất vả hơn người móc cống này không?

Hoàng Kì
Chia sẻ

Nghĩ đến một bãi chất thải nhỏ thôi cũng khiến bạn muốn ngất xỉu, những người đàn ông này mỗi ngày phải lặn ngụp trong biển chất thải của hơn 14 triệu người sẽ như thế nào?

“Than thở, mệt mỏi với công việc hiện tại” là tình trạng chung của hầu hết người lao động, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng. Cảm giác ngột ngạt trong bốn bức tường, bó mình bên bàn giấy và chiếc máy tính vô tri, bất mãn với sếp hay căng thẳng với khách hàng khiến bạn tin rằng mình đang phải làm những việc khó khăn nhất trên đời.

Thế nhưng hãy cảm ơn cuộc sống đi vì mình còn may mắn khi có một công việc sạch sẽ, ít nhất là thơm tho hơn người lao công khổ sở này.

Anh là đại diên cho rất nhiều công nhân móc cống thuộc tập đoàn thành phố Dhaka, thủ đô Bangladesh.

Móc cống: Nghề nghiệp chỉ cần nghe thôi đã muốn chạy dài. Vậy mà người đàn ông này mỗi ngày phải lặn ngụp trong hàng loạt những đường cống tối tăm, hôi hám của thủ đô Bangladesh, thành phố với hơn 14 triệu dân mà không hề có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào, ngay cả một cặp găng tay cao su. Tất cả tư trang họ mang theo xuống những đường cống nguy hiểm chỉ là chiếc quần cộc trên người và một que dài để thông cống. Dù đã có rất nhiều cảnh báo về mức nguy hại của công việc này, những người công nhân móc cống vẫn không được trang bị thêm gì.

Thời gian gần đây công việc của anh còn vất vả hơn gấp bội phần khi thủ đô Dhaka vừa bước vào mùa mưa, trải qua một trận lụt lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thoát nước thành phố.

Những người hùng thầm lặng như anh, không một chút than thở, ngày ngày ngâm mình trong dòng nước đen kịt, nơi chứa chất thải của 14 triệu người dân thành phố, chẳng những gây hại đến sức khoẻ một cách nghiêm trọng mà còn vô cùng nguy hiểm. Đã có không ít vụ nổ hầm cầu khiến các công nhân đang làm nhiệm vụ thiệt mạng.

Không kính bảo hộ, cũng không có gì để che mũi ngoài bàn tay trần.

Vất vả, đầy độc hại là thế nhưng mỗi tháng một công nhân móc cống ở Bangladesh chỉ nhận được mức lương chưa đến 300USD, hoàn toàn không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra.

Nếu nghĩ mỗi ngày ở văn phòng của mình thật sự mệt mỏi, bạn có dám đánh đổi để làm một việc “đơn giản”, “tự do” như thế này không?

Một vụ nổ cống gần đây đã khiến một công nhân thiệt mạng ngay tại chỗ. Đáng nói hơn nữa, đây là một cậu bé chưa vị thành niên.

Chia sẻ

Bài viết

Hoàng Kì

Tin mới nhất