Sắc màu Cuộc Sống

Điểm mặt những trường hợp 'giả nghèo giả khổ' để xin tiền bị dân mạng 'bóc phốt'

Bánh Mì
Chia sẻ

Những ngày cận Tết, ngày càng có thêm nhiều trường hợp những người có hoàn cảnh khó khăn bị dân mạng "bóc phốt" là lừa đảo.

Tết là dịp để nhà nhà đoàn viên, nhất là đối với những người con xa quê, mong đợi cả năm chỉ chờ đến Tết để trở về. Quanh năm chỉ có một dịp, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, ai cũng mong có được một cái Tết đủ đầy.

Đây là dịp thường được các đối tượng lừa đảo tận dụng để “giả nghèo giả khổ”, đánh vào tình thương, lòng trắc ẩn của những người chứng kiến.

Ngày càng có nhiều trường hợp bị bóc phốt trên mạng xã hội.

Bị cướp, bị rạch túi ăn trộm hết tiền về quê ăn Tết hay những hoàn cảnh khó khăn như Tết đến nhưng vẫn không nhà không cửa, vạ vật ngoài đường… là những chiêu trò quen thuộc dễ khiến người chứng kiến thương cảm, nhiều đối tượng áp dụng và cũng không ít người bị vạch mặt. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người bị lừa bởi trong xã hội này lòng tốt vẫn còn tồn tại.

Những trường hợp này mặc dù chưa được xác minh một cách cẩn thận đã được đưa lên mạng xã hội kêu gọi mọi người giúp đỡ. Hàng nghìn lượt chia sẻ trong vô thức đã vô tình tiếp tay cho những kẻ bất lương ngày càng có cơ hội trục lợi.

Hai cha con bán vé số đêm ngủ vỉa hè

Hai cha con gầy ốm, vợ bỏ đi nên sống vạ vật ở vỉa hè Sài Gòn, bán vé số kiếm sống qua ngày. Bài chia sẻ vô cùng cảm động trên tài khoản facebook T.N.H đã nhận được hơn 11 nghìn lượt thích, gần 13 nghìn lượt chia sẻ, kêu gọi giúp đỡ tuy rằng ngay mở đầu bài viết đã nói rõ đây là trường hợp chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Người cha gầy ốm cùng đứa bé đang ngủ ngon lành trên vỉa hè.

Chú chó nhỏ được ông ta chia sẻ là chó hoang.

Động vật và trẻ em cùng với hoàn cảnh gia đình khó khăn luôn là những chiêu thức được áp dụng khiến người khác dễ động lòng. Nhưng ngay sau đó đã có nhiều ý kiến lên tiếng cho rằng người đàn ông này thực chất chỉ là một kẻ lừa đảo.

“Xin mọi người hãy cân nhắc trước khi chuyển tiền hỗ trợ ông này. Năm trước tôi từng thấy cha con ông này ở đây, cũng tại vị trí đó. Do tò mò vì gần nhà nên tôi theo dõi mới thấy chuyện không hề như mọi người nghĩ. Bé này có đủ cả mẹ lẫn cha, nhưng vì 2 người này muốn đưa bé ra làm bình phong kiếm tiền. Họ không ăn xin, họ chỉ ngồi như vậy để rủ lòng thương của người qua đương mua vé số. Tuy nhiên, người Việt tính thường thương người. Đa số đều mua vé số ủng hộ, số ít còn cho tiền. Tìm hiểu kỹ tôi thấy gia đình họ rất khá giả…”

Một ý kiến khác cho biết người dân ở khu vực hai cha con này ngồi đã từng giúp đỡ người đàn ông này bằng cách tìm việc làm cho ông ta, lo cho bé đi học… nhưng người ông ta từ chối. Và mỗi buổi sáng lại có một người phụ nữ đi chiếc xe máy Atila chờ hai cha con tới, đêm khuya đón về.

Một người đăng tải bức ảnh và nói rằng người phụ nữ áo hồng kia chính là mẹ của bé gái.

Facebook I.T.N trước đây đã từng kêu gọi giúp đỡ hai cha con. Sau khi xác minh lại mới biết đây chỉ là lừa đảo.

Cụ ông bị cướp vé số

Trường hợp của một cụ ông người An Giang, được một người tốt bụng, vì tin rằng ông cụ bị cướp vé số thật nên đã ủng hộ tiền và đưa hoàn cảnh của ông lên mạng xã hội, hàng nghìn lời kêu gọi giúp đỡ, thể hiện lòng thương cảm. Thế nhưng, cũng nhờ sức mạnh của mạng xã hội mà chiêu trò lừa đảo này đã bị đưa ra ánh sáng. Rất nhiều người lên tiếng tố cáo rằng người đàn ông này đã bị cướp rất nhiều lần và sự thực đó chỉ là dàn cảnh ăn cướp của một nhóm người để “xin tiền”.

Cụ ông nhận được rất nhiều sự thương cảm từ cư dân mạng.

Nhưng “đen đủi” cho ông khi nhiều người sớm nhận ra chính mình cũng từng là nạn nhân bị ông lừa.

Người đàn ông bị trộm rạch túi, mất hết tích cóp cả năm

Hoàn cảnh của người đàn ông này được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều. Theo bài viết, ông ta quê ở Gia Lai, làm việc ở Hà Nội, làm cả năm tích cóp được 7 triệu đồng. Trên đường di chuyển từ bến xe Gia Lâm về Mỹ Đình thì bị trộm rạch túi lấy hết tiền. Ông ta đứng khóc lóc nhìn rất đáng thương. Rất nhiều người đã thương tình ủng hộ tiền.

Một trường hợp khác cũng chia sẻ trên mạng xã hội, người đàn ông này lại nói rằng mất ví khi đi từ Cao Bằng về đến Thái Nguyên cho thấy đây chỉ là trò bịp bợm. Không chỉ một mà rất nhiều người lên tiếng tố giác hành vi lừa đảo của ông ta.

Thậm chí, một trang báo uy tín cũng đăng tin thông báo người dân cảnh giác với hành vi lừa đảo này.

Trên đây chỉ là một số ít trong số rất nhiều trường hợp lợi dụng tình thương của người khác để trục lợi. Những “con sâu làm dầu nồi canh” này đang khiến những người thực sự cần giúp đỡ ngày càng khó khăn hơn do các mạnh thường quân đang mất dần niềm tin.

Và cũng là một bài học dành cho những người chia sẻ hoàn cảnh của ai đó lên mạng xã hội, kêu gọi sự giúp đỡ khi chưa có sự kiểm chứng. Đó là hành vi tiếp tay cho những kẻ lừa đảo dù nó được xuất phát từ lòng tốt của mỗi người.

Chia sẻ

Bài viết

Bánh Mì

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất