Sắc màu Cuộc Sống

Gian lận thi cử ở Hà Giang: Đi tìm danh tính thật sự của cái tên bí ẩn 'Lão phật gia'

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Khai với HĐXX vào chiều 14/10, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) nói người mang biệt danh "Lão Phật gia" là bà Tống Thị Bê, nguyên Chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Giang, nghỉ hưu từ năm 2012.

Sáng nay (15/10), HĐXX TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang.

Theo Dân Việt, 5 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài (SN 1969, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang); Triệu Thị Chính (SN 1968, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Phạm Văn Khuông (SN 1959, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú); Lê Thị Dung (SN 1969, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang, hiện bị cấm đi khỏi nơi cư trú).

Dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hoài. Ảnh: báo Dân Việt.

Theo ghi nhận của Zing, khi xét hỏi Nguyễn Thanh Hoài (cựu Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT Hà Giang) để làm rõ vụ sửa điểm thi THPT năm 2018 ở địa phương này, chủ tọa đề cập việc cơ quan điều tra thu tại nhà bị cáo mảnh giấy ghi số báo danh kèm dòng ghi chú “Lão Phật gia nhờ”.

Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Hà Giang, quá trình khám xét nhà bị can Nguyễn Thanh Hoài, cảnh sát thu được mảnh giấy ghi “P.T.H.Tr, SBD: 070389; P 17; HĐT Hùng An (Lão Phật gia nhờ)”.

Nội dung này được hiểu là thí sinh H.Tr có số báo danh như trên, phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Hùng An (huyện Bắc Quang, Hà Giang).

Người nhắn nhờ Nguyễn Thanh Hoài, cựu Trưởng phòng Khảo thí, có ghi biệt danh là “Lão Phật gia”.

Bị cáo Hoài trả lời về chi tiết “Lão phật gia” - Video: Tuổi Trẻ Online

“Lão Phật gia là ai. Thông tin trên giấy có liên quan gì đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 không?”, thẩm phán Vương Thị Thu Hà truy vấn bị cáo Hoài.

Khai với HĐXX vào chiều 14/10, bị cáo Hoài nói người mang biệt danh “Lão Phật gia” là bà Tống Thị Bê, nguyên Chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Giang, nghỉ hưu từ năm 2012.

“Tôi nhớ không nhầm thì đó là việc nhờ xem điểm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10”, bị cáo Hoài trình bày và nói rằng số báo danh 070389 không liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Cũng theo bị cáo Hoài, trước đây trong phòng Khảo thí, nhiều anh em trong phòng biết đến tên gọi này. Cơ sở để bị cáo khẳng địh số báo danh trên mẩu giấy này không phải là thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia là mã số báo danh khác với số báo danh được dùng trong kỳ thi này.

Theo ghi nhận của Infonet, Nguyễn Thanh Hoài nhiều lần khẳng định không hề nhận tiền và cũng không được hứa hẹn, không bị ép buộc khi thực hiện việc nâng điểm thi cho các thí sinh.

HĐXX cho rằng cách trả lời của Hoài khó có thể thuyết phục người nghe, tuy nhiên Hoài cho rằng mình làm chỉ vì “tình cảm”.

Nguyễn Thanh Hoài cũng khai tên tuổi, chức danh của 47 người sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang có con em tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2018 và nhờ Hoài nâng điểm. Sau đó, Hoài chỉ đạo Vũ Trọng Lương (Phó Phòng khảo thí) thực hiện việc nâng điểm.

Trước đó, dư luận đồn đoán “Lão Phật gia” không ai khác ngoài ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Trên thực tế, ông Triệu Tài Vinh cũng có con gái được nâng điểm trong kỳ thi này. TAND tỉnh Hà Giang cũng đã triệu tập bà Phạm Thị Hà (vợ ông Vinh) đến tòa với tư cách người làm chứng. Tuy nhiên, bà Hà có đơn xin xét xử vắng mặt.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất