Sắc màu Cuộc Sống

Đi mổ sạn thận bị cắt tứ chi: Chi 60 triệu đồng để mua im lặng?

Chia sẻ

Như chúng tôi đưa tin, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi, TP.HCM, mổ sạn thận khiến bệnh nhân Trần Thị Hu bị cắt tứ chi.

Gia đình nạn nhân làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng, bệnh viện đã mời gia đình nạn nhân đến thương thuyết và hỗ trợ 60 triệu đồng với yêu cầu không khiếu nại và kiện tụng.

d7n4521resize_CLEF

Mỗi khi nhắc đến ca phẫu thuật mổ sạn thận gây cho bà tàn phế là bà Hu lại rơi nước mắt.

“Chẳng ai phẫu thuật như thế”

Theo bác sĩ Phan Xuân Tước- trưởng khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Nguyễn Trãi TP HCM cho biết, sạn thận có 2 dạng, sạn nằm trong mô thận và sạn nằm trong niệu quản.

Nếu sạn trong mô thận có kích thước nhỏ có thể điều trị đông y hoặc uống nước lợi tiểu, tăng cường đi bộ thì sẽ tiểu dần ra. Trong trường hợp sạn lớn quá, khoảng 10mm trở lên thì phải tán sạn thận.

Trong trường hợp của bệnh nhân Trần Thị Hu là do để quá lâu, bị biến chứng làm mủ ở chỗ sạn thận nên phải mổ. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do sỏi niệu đang trong tình trạng tụt huyết áp, bệnh nhân bị sốc thì không thể mổ xẻ gì cả.

“Bệnh nhân sạn thận bị sốc thường là do nhiễm trùng ở chỗ sạn đó, thông thường các bác sĩ phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng trước và sử dụng thuốc tăng huyết áp lên, chứ bệnh nhân bị sốc và huyết áp thấp không ai mổ bao giờ. Tất cả phải sử dụng kháng kháng và thuốc tăng huyết áp trước ”, bác sĩ Tước cho biết.
Giọt nước mắt cay đắng của người dân thấp cổ bé họng mà không biết nhờ dựa vào ai.

Giọt nước mắt cay đắng của người dân thấp cổ bé họng mà không biết nhờ dựa vào ai.

Giờ đây, việc đi đứng của bà Hu phải nhờ vào đôi chân giả này.

Giờ đây, việc đi đứng của bà Hu phải nhờ vào đôi chân giả này.

benh-vien-doi-60-trieu-dong-de-mua-su-im-lang-anh-thonh-duyet-hinh-anh-2

Góc nhà tuềnh toàng với những vật dụng không thể đơn sơ hơn của bà Hu.

Cũng theo bác sĩ Tước, chỉ những trường hợp quá đặc biệt, quá nặng đến mức điều trị kháng sinh không kịp buộc phải mổ cấp cứu để lấy ổ mủ ra thì khả sống sót là rất thấp.

Tuy nhiên, trước khi mổ cũng phải dùng kháng sinh ngay liền và dùng thuốc tăng huyết áp lên để phẫu thuật lấy mủ ở ổ nhiễm trùng ra.

“Trong trường hợp này, bác sĩ phải thông báo và giải thích rõ cho người nhà biết, khả năng cứu sống là không cao. Bởi nếu trong tình trạng huyết áp thấp thì chỉ có trời mới biết bệnh nhân có sống hay không”, bác sĩ Tước nói.

Tuy nhiên, trong báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi gửi Thanh Tra Sở Y tế TP HCM về đơn khiếu nại của bệnh nhân Trần Thị Hu cho thấy, bệnh nhân này không phải đến mức quá nặng, quá khẩn cấp, không có thời gian điều trị kháng sinh.
 
Theo báo cáo của bệnh viện này, bệnh nhân Hu được chuyển đến bệnh viện vào lúc 19 giờ 45 ngày 9.1.2009 trong tình trạng sốt, đau hông lưng trái, mệt mỏi. Các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết đã chẩn đoán bệnh nhân bị “đau quặn thận trái”.
 Sau đó bệnh nhân được nằm chờ, đến 22 giờ cùng ngày, bác sĩ đến khám thì phát hiện bệnh nhân bị vật vã, tiếp xúc chậm, da nổi bông tím, mạch 88 lần/phút, huyết áp 60/40mmHg… bệnh viện đã điều trị chống sốc, dùng thuốc vận mạch, bù dịch điện giải, kháng sinh, bệnh nhân đã tạm ổn được chuyển vào khu điều trị hồi sức tích cực.

Tại đây, các bác sĩ tiến hành hội chẩn và kết luận, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng từ đường niệu do sỏi niệu quản bên trái. Lúc này bệnh nhân lơ mơ, vật vã, huyết áp tụt. Đến khoảng 10 giờ ngày 10.1.2009, bệnh viện đã thực hiện thành công ca phẫu thuật này.

Chi 60 triệu để “mua sự im lặng”?

Điều đáng nói, sau khi bà Hu phát đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ những sai phạm của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi, bệnh viện này đã nhiều lần mời bà đến thương thuyết và cuối cùng đồng ý hỗ trợ 60 triệu đồng kèm theo một nội dung cam kết rất kỳ quặc: không được khiếu nại, kiện tụng tại bất cứ cơ quan nào.

Trong biên bản bàn giao tiền giữa Bệnh viện Đa Khu vực Củ Chi và gia đình bà Trần Thị Hu được lập vào ngày 27/8/2015 có một nội dung rất kỳ quặc nhằm “trói miệng” bệnh nhân. Nội dung này được bệnh viện ghi rất cụ thể “Sau khi nghe bác sĩ giải thích về tình trạng bệnh của tôi, tôi đồng ý nhận số tiền phía bệnh viện hỗ trợ. Sau khi được nhận đầy đủ số tiền hỗ trợ, gia đình tôi sẽ không thắc mắc, khiếu nại về sau”.
“Trong biên bản giao nhận tiền, bệnh viện yêu cầu toàn bộ gia đình tui phải ký để không được thắc mắc, khiếu nại về sau. Do gia đình quá nghèo khổ, tui phải đi bán vé số hàng ngày để kiếm sống, chồng tui mới bị tai nạn nên tui cũng đành “nhắm mắt đưa chân” lấy số tiền trên để có đắp đổi qua ngày”- bà Hu nói trong nước mắt.
benh-_nhan-hinh-anh_3_ogtf

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi đã gây cho bà một mất mát lớn.

Chính vì đã lỡ “há miệng mắc quai” nên hiện nay bà Hu đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.

TS.BS Bùi Minh Trạng - Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, đơn vị này đã có nhận đơn thư khiếu nại của bà Trần Thị Hu nhưng theo quy trình Thanh tra Sở Y tế đã chuyển vụ việc về Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi để giải quyết.

“Nếu bà Hu không đồng ý với cách giải quyết của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi thì có thể khiếu nại lên cấp cao hơn là Sở Y tế. Lúc đó hội đồng chuyên môn sẽ thẩm định làm cơ sở để tòa án xử lý. Thậm chí nếu không đồng ý cách giải quyết của sở Y tế , bệnh nhân có thể khiếu nại lên cấp cao hơn là Bộ Y tế. Tuy nhiện hiện nay, Sở Y tế TP chưa nhận được khiếu nại của bà Hu về việc không đồng ý với cách giải quyết của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi. Cái gì cũng cần có quy trình”, ông Trạng nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TP HCM cho rằng, để giải quyết khiếu nại của bà Trần Thị Hu cần phải có giám định của Hội đồng chuyên môn để xác định Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi có thực hiện đúng quy trình thủ tục và kỹ thuật chuyên môn hay không.

Trong trường hợp, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi làm sai quy trình, thủ tục kỹ thuật dẫn đến thiệt hại cho bà Hu như trên, bệnh viện này phải bồi thường thiệt hại cho bà theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó, mức bồi thường cho bà Hu bao gồm chi phí chữa trị, phục hồi tổn thất tinh thần… và phải trợ cấp hàng tháng cho bà do bị mất khả năng lao động theo mức tính lương tối thiểu do nhà nước quy định.

“Người bồi thường cho bà Hu là các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật trên cho bà, bệnh viện sẽ đứng ra thanh toán thay cho các bác sĩ theo đúng quy định của Luật dân sự”, ông Hậu cho biết.

Chia sẻ
Tin mới nhất