Sắc màu Cuộc Sống

Dàn đỡ lễ ăn hỏi U60 khiến dân mạng ngạc nhiên

Theo Vietnamnet
Chia sẻ

Hình ảnh một dàn đỡ lễ ăn hỏi 'già mà dễ thương' ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đang gây chú ý với các độc giả mạng.

Theo phong tục tập quán của Việt Nam, lễ ăn hỏi thường có dàn nam thanh nữ tú trẻ trung, chưa lập gia đình bê đỡ các tráp lễ vật.

Dàn đỡ lễ ăn hỏi toàn phụ nữ lớn tuổi Ảnh: NVCC

Nhưng đám hỏi của cô dâu Nguyễn Thu Hiền (SN 1986) ở Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng và chú rể Nguyễn Văn Hiển (SN 1986) ở thị trấn Tiên Lãng, Hải Phòng có dàn đỡ lễ đều là những người ở tuổi trung niên.Chia sẻ với VietNamNet, cô dâu Nguyễn Thu Hiền cho biết: “Mình thấy phong tục nhờ người trẻ đỡ tráp ăn hỏi khá trong sáng, qua đó gửi gắm nhiều sự may mắn, chúc phúc, hoan hỉ của người đỡ lễ đến cô dâu chú rể.

Nhưng hầu như các đám cưới bây giờ đều phải đi thuê dàn đỡ lễ, kèm theo phong bao lì xì phải “dày”, trong khi phong bao lì xì chỉ mang ý nghĩa tượng trưng là may mắn.

Ví dụ, tiền thuê là 90 nghìn/ người cùng tiền phong bao là 100 nghìn/người. Như vậy để thuê được dàn đỡ lễ khoảng 9 mâm cô dâu chú rể phải chi hơn 1 triệu.

Cô dâu Nguyễn Thu Hiền cho rằng, mời được người lớn tuổi đi đỡ tráp là việc mang lại may mắn cho cô dâu chú rể. Ảnh: NVCC

Chi phí đó có thể không đáng bao nhiêu, nhưng mình thấy nó làm mất đi nét đẹp vốn có của phong tục truyền thống“. Vì vậy, Hiền đã mời những người lớn tuổi là họ hàng, làng xóm đến giúp cho ngày vui của mình.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc mời nam thanh nữ tú đến đỡ tráp không còn quan trọng nữa. Ảnh: NVCC

Hiền cho biết thêm: “Mời các bậc cao niên đỡ lễ còn mang lại nhiều may mắn cho đôi bạn trẻ. Mình nghĩ họ đã ở tuổi 50 trở lên đã yên bề gia thất, sự nghiệp ổn định nên được các ông, các bà đỡ lễ cho chắc chắn sẽ có nhiều phúc lộc, bền vững, sung túc cho hai vợ chồng“.

Được biết, cô dâu này làm nghề thợ may vì thế toàn bộ trang phục của “dàn đỡ lễ cao tuổi” đều do cô tự chuẩn bị.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất