Sắc màu Cuộc Sống

Cuộc sống bi kịch của nữ giảng viên qua lời kể của vệ sĩ riêng

Theo Vietnamnet
Chia sẻ

Đến khi không thể chịu đựng thêm, nữ giảng viên quyết định sống ly thân. Thế nhưng, anh chồng vẫn thường xuyên tìm cách hành hạ vợ. Để đảm bảo an toàn cho mình, chị Trang đành thuê vệ sĩ.

Gần 9 năm làm công việc vệ sĩ, Dương Thị Xuyến (SN 1991 - Quản lý công ty vệ sĩ tại Hà Nội) cho biết, những đối tượng tìm đến cô đều là người khá giả, có điều kiện.

Nếu như cần người bảo vệ trong các thương vụ kinh tế, áp tải tiền, tham dự sự kiện…, giới nhà giàu sẽ lựa chọn những vệ sĩ nam, ngoại hình cao to.

Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường, họ thường chuộng các nữ vệ sĩ. Vì vệ sĩ nữ không quá nổi bật và dễ cải trang.

Ít ai biết những cô gái nhỏ bé, trông chân yếu tay mềm đó cũng có thể quật ngã được những người đàn ông khỏe mạnh, cơ bắp chỉ trong một tích tắc.

Nữ vệ sĩ Dương Thị Xuyến (SN 1991) có thâm niên gần 9 năm trong nghề.

Chia sẻ về lý do lựa chọn công việc được cho là lãnh địa riêng cho nam giới, Xuyến bộc bạch: “Mọi thứ đều xuất phát từ niềm đam mê. Ngày nhỏ tôi luôn mơ ước trở thành công an nhưng hoàn cảnh không cho phép.

Sau này, thấy công việc vệ sĩ có thể thỏa mãn được tâm nguyện của mình nên tôi quyết định theo nghề. Cảm giác luôn ở trong tâm thế che chở, bảo vệ cho người khác rất thú vị. Công việc này cũng giúp tôi vững vàng, tự tin hơn trong cuộc sống”.

Do tính chất nguy hiểm, ít nữ giới ứng tuyển vào công việc vệ sĩ. Các công ty dịch vụ vệ sĩ thường tìm nhân sự nữ qua các lò võ.

Xuyến cho hay, mặc dù số lượng nữ giới ứng tuyển làm vệ sĩ không nhiều nhưng hầu hết họ đều kiên trì và hoàn thành khóa đào tạo một cách xuất sắc.

Đồng quan điểm với Xuyến, anh Trương Việt Dũng (SN 1980 - Chủ tịch HĐQT một công ty vệ sĩ ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ:

“Các nữ vệ sĩ cũng phải trải qua thời gian đào tạo khổ cực. Việc lăn lê bò trườn dưới đất trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tập luyện trong cái rét buốt của mùa đông, đứng gác dưới tiết trời nắng nóng 40 độ là việc bình thường.

Họ phải xông pha, chui qua hàng rào dây thép gai, chịu những chấn thương đau đớn khi tập võ không thua kém cánh mày râu”.

Anh Dũng (SN 1980) chia sẻ, các nữ vệ sĩ cũng phải trải qua thời kỳ huấn luyện khắc nghiệt không thua kém nam giới.

Ngoài học chiến đấu, xử lý tình huống nguy hiểm…, anh Dũng chia sẻ thêm, những vệ sĩ nữ còn được học kỹ năng dự tiệc, nếm rượu, giao tiếp… để khi cần, họ có thể nhập vai làm trợ lý cho thân chủ trong các hợp đồng VIP (vệ sĩ kiêm lái xe, trợ lý cho khách hàng - nv).

Trước khi nhận nhiệm vụ, nữ vệ sĩ phải tìm hiểu kỹ về thân chủ và nơi mà mình sẽ đến cùng họ. Tùy theo nhu cầu, tính chất công việc của khách hàng mà các nữ vệ sĩ sẽ mặc đồng phục hoặc thường phục phù hợp với bối cảnh tham gia.

Làm vệ sĩ, các cô gái trẻ sẽ được học võ thuật, boxing và nhiều kỹ năng chiến đấu khác. Ảnh: Overstreet.

Trong khi đó, nữ vệ sĩ Xuyến trải lòng: “Trong mắt nhiều người, vệ sĩ là người biết võ thuật, luôn xông pha, lâm trận trong những tình huống nguy cấp có thể đe dọa tính mạng thân chủ.

Nhưng trên thực tế, khi đối mặt với va chạm, chúng tôi thường xử lý tình huống một cách mềm mỏng nhất, tránh xảy ra xung đột. Tức là mình dùng mọi biện pháp bảo vệ an toàn cho thân chủ chứ không nhất thiết phải đánh nhau”.

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong nghề, Xuyến cho biết, lần bảo vệ cho nữ giảng viên đại học làm cô cảm thấy day dứt, xót xa nhiều hơn cả.

Chia sẻ

Theo

Vietnamnet

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất