Sắc màu Cuộc Sống

Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân

Định Nguyễn
Chia sẻ

Suốt hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi) không nhớ nổi mình đã cướp bao nhiêu "miếng cơm" của Hà Bá dưới sông Hồng. Với ông, việc cứu những người gặp nạn là "nghiệp và vì cái tâm"...

Ông lão hơn 30 năm "cướp cơm" Hà Bá dưới sông Hồng

Căn nhà tạm bợ của ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi) được dựng tạm dưới bãi sông Hồng đoạn gần chân cầu Long Biên (Hà Nội) bao năm qua thi thoảng vẫn có người ghé tới nhờ tìm xác nạn nhân dưới sông hay cứu giúp những người bị đuối nước.

Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 1
Hơn 30 năm qua ông Được đã cứu nhiều người thoát chết, vớt nhiều thi thể dưới sông Hồng.

Mọi người hay gọi ông bằng cái tên ông Được “hiệp sĩ” hay “người cướp cơm của Hà Bá”. Ông làm công việc đó một cách thầm lặng, bất chấp mưa phùn gió bấc, sự hiểm nguy luôn rình rập nhưng không mong sẽ được đền đáp. Từng ấy năm đã trôi qua, chính ông cũng không nhớ rõ mình đã “cướp” của Hà Bá không biết bao nhiêu “miếng ăn”. 

Ông làm công việc đó một cách vô tư, không tính toán, không mong được đáp đền. 

Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 2
Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 3
Những ngôi mộ được chôn cất dưới chân cầu Long Biên không có người thân đến nhận.

Ông kể, bao năm qua không nhớ đã vớt xác của bao nhiêu người, nhưng bản thân chưa bao giờ gọi đó là “nghề”. Ông cho rằng đó là "nghiệp" thì đúng hơn. 

"Nghề nghĩa là làm việc để kiếm sống, để làm giàu, nhưng tôi làm việc đó chỉ là do lương tâm mách bảo. Nhiều năm qua tôi cứu giúp, vớt bao nhiêu xác chết chẳng ai cho tôi tiền, tôi làm vì cái tâm”, ông Được bộc trực chia sẻ.

Nhớ về cơ duyên đến với công việc không giống ai của mình, ông Được kể, cách đây hơn 30 năm, một nhóm học sinh cấp 2 rủ nhau đi tắm sông Hồng, không may một cậu bé trong nhóm bị tụt xuống hố cát rồi nhanh chóng bị dòng nước hung dữ cuốn đi. Ròng rã cả ngày trời, gia đình nạn nhân thuê người ngụp lặn khắp sông Hồng tìm kiếm nhưng thi thể cậu bé vẫn “bặt vô âm tín”.

Như linh tính mách bảo, khi ông Được chèo thuyền qua vị trí cháu bé gặp nạn thì bất ngờ thấy một đầu người nhô lên khỏi mặt nước. 

“Cảm giác lạnh toát, đặc biệt là mùi xác người khiến tôi ớn lạnh, ai yếu bóng vía có thể bị ảm ảnh, sợ hãi đến ngất lịm. Lần ấy phải lấy hết can đảm, tôi mới dám tiến tới gần và kéo xác cậu bé vào bờ”. Cũng kể từ đó, vớt xác người chết như một cái “nghiệp” gắn với cuộc đời ông lão.

Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 4
Ông Được cho hay, vớt xác người chết ngoài cái duyên còn đòi hỏi phải có kỹ thuật đặc biệt để tránh bị Hà Bá mang đi.

Theo ông Được, vớt xác người chết ngoài cái duyên còn đòi hỏi phải có kỹ thuật đặc biệt để tránh bị Hà Bá mang đi. Việc quan sát dòng nước chảy, xác định vị trí, thời điểm xác chìm, đoán con nước lên xuống rất quan trọng để khoanh vùng tìm kiếm. Thông thường, với những người chết đuối thì theo quy luật 3 ngày xác sẽ nổi, phụ nữ sẽ dang hai tay, ngửa mặt còn nếu nạn nhân là đàn ông thì sẽ nằm úp.

Tự nhận mình là người thần kinh thép và quen với cảnh chết chóc nhưng không ít lần, ông Được phải uống vài chén rượu để lấy dũng khí trước khi bắt đầu công việc.

Ông vẫn nhớ như in thời điểm năm 2011, khi đi tìm thi thể cô gái N.T.H (20 tuổi, Hà Nội) gieo mình xuống sông Hồng. Đã qua 3 ngày, thi thể cô gái vẫn chưa chịu nổi. Với kinh nghiệm của mình, ông Được chèo thuyền xuôi về khu vực Thái Bình. Trong lúc cả đoàn người định buông xuôi quay về thì ông Được bất ngờ tìm thấy thi thể cô gái vướng trong một bụi lau gần đó. 

Khuôn mặt nạn nhân bị biến dạng hoàn toàn và lộ hẳn ra một bào thai chừng 5 tháng tuổi. Cảnh tượng kinh hoàng ấy khiến người nhà nạn nhân cũng sợ hãi không dám lại gần. Không ngại ngần, ông Được xé áo buộc ngang mũi rồi cứ thể từ từ kéo thi thể vào bờ. 

"Không kiếm tiền trên thân xác những người đã chết"

Vào một buổi chiều năm 2004, người dân xóm chài phát hiện một thi thể thiếu nữ trôi dạt vào chân cầu Long Biên. Cô gái khoảng 17 tuổi, hai tay bị trói chặt ra sau. Khi phát hiện, người dân nơi đây đã trình báo công an tiến hành vớt, khám nghiệm tử thi. Vì không có giấy tờ, cũng không có người thân đến nhận nên thi thể sau đó được bà con xóm làng chài chôn cất ở bãi đất dưới gầm cầu.

Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 5
Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 6
Miếu Hai cô thường có người ghé đến dâng hương.

Khi câu chuyện về người con gái xấu số với cái chết trẻ, không người thân thích vẫn còn ám ảnh người dân làng chài thì sau đó không lâu, một câu chuyện đau lòng tương tự khác lại xảy ra. Vào năm 2006, người dân tiếp tục phát hiện một cái xác trôi dạt vào bãi giữa.

Đó cũng là một cô gái trẻ, thi thể đang phân hủy, trên người vẫn đang mặc bộ quần áo ngủ. Điều đáng nói là, thi thể cô gái có hai chân bị cột chặt vào nhau. Hình ảnh này khiến bất cứ ai chứng kiến cũng không giấu nổi sự ám ảnh, thương xót.

Cho đến nay, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng thân phận và nguyên nhân cái chết của hai cô gái trẻ này vẫn là một bí ẩn. Thương xót cho số phận bạc mệnh, dân làng chài và những người thuộc Câu lạc bộ tắm sông Hồng đã góp tiền, bỏ công sức xây dựng một ngôi miếu nhỏ, chôn cất hai nạn nhân.

Theo ông Được, tuy hai người được tìm thấy cách nhau về thời gian nhưng lại có những đặc điểm rất giống nhau khi chết. Chính vì thế, mọi người đã đưa hai cô gái về môt nơi để chôn cất. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ, năm 2017 người dân sửa sang, xây dựng khang trang, rộng rãi hơn rồi gọi tên là miếu hai cô.

Chuyện về ông lão 'cướp cơm' Hà Bá dưới chân cầu Long Biên: Cứu giúp nhiều người thoát chết, chôn cất những mảnh đời bất hạnh không người thân Ảnh 7
Cho đến nay có ai nhờ giúp đỡ ông Được vẫn nhiệt tình dù sức khoẻ yếu đi nhiều.

"Cứ đến ngày rằm, mùng một, lễ Tết rất nhiều người dân xuống khu mộ miếu hai cô thắp hương, cầu bình an. Ngôi miếu cũng thường xuyên được quét dọn sạch sẽ", ông Được chia sẻ.

Dân thuyền chài kiêng kị cứu người chết đuối, kể cả xác trôi đến gần cũng đẩy ra, bởi họ quan niệm phải đền mạng khi cướp miếng cơm của Hà Bá. Riêng ông Được lại khác, mỗi lần vớt được xác người, ông lại làm mâm cơm cúng thủy thần để tạ lỗi, chứ chưa bao giờ có ý định “bỏ mặc” nạn nhân giữa dòng sông lạnh lẽo.

"Tôi cũng đã trực tiếp cứu được nhiều người. Cảm động trước hành động của tôi, có người còn cho tôi 20-30 triệu để trả ơn vì cứu được con gái của họ. Tôi trả lại không nhận của ai đồng nào cả. Tôi làm theo lương tâm. Tôi chỉ lấy 100-200 nghìn đồng làm lễ hình nhân thế mạng để cúng vì vốn đã “cướp miếng ăn” của Hà Bá chứ không phải lấy để ăn uống tiêu xài cá nhân", ông tâm sự,

Có nhiều xác chết trên người có giấy tờ tùy thân, ông tìm cách liên hệ để người nhà đến nhận lại, đưa về làm đám tang. Nhưng có những người ông vớt lên vô thừa nhận, ông mang chôn cất, hương khói. Nhiều năm trước, nghĩa trang bãi giữa đã chôn đến 40-50 người nhưng do đất lở, lũ tạt nên không còn nữa. 

“Nay chỉ còn mộ 3 người là 2 cô gái trẻ, giờ người ta xây thành miếu Hai cô và mộ anh thanh niên ở trong bụi chuối”, ông Được cho biết.

Ông Được làm phúc cứu người, vợ con ông đều ủng hộ. Tuy nhiên, các con cũng nhiều lần khuyên can ông vì tuổi già nguy hiểm. Thế nhưng bất kể khi nào có người báo tin, kể cả nửa đêm, ông Được vẫn xông xáo giúp đỡ nhiệt tình dù mưa gió, giá rét. Cả cuộc đời cơ cực của ông Được đều gắn liền với những chuyện chết chóc. 

Nhưng ông tuyệt đối không coi đây là công việc bởi "chẳng ai kiếm tiền trên thân xác những người đã chết". Với ông, làm việc tốt cũng đồng nghĩa với việc đang tích đức, tạo phúc cho con cái và chính bản thân mình.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất