Logo Saostar - Special
SPECIAL

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Chia sẻ
Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Do năng lực của các khu cách ly tập trung khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất rất hạn chế, các chuyến bay quốc tế khi đến Việt Nam sẽ phải hạ cánh tại các Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cần Thơ, Phù Cát và các cảng hàng không khác theo yêu cầu của nhà chức trách hàng không.

Nhận nhiệm vụ phụ trách vệ sinh toàn bộ các chuyến tàu bay từ vùng dịch về nước những ngày này, trách nhiệm của chị Giản Thị Hồng Hạnh, Đội trưởng Đội vệ sinh tàu bay tại Sân bay Vân Đồn luôn đè nặng trên vay. Khi hành khách từ máy bay xuống, chị Hạnh cùng đội ngũ nhân viên lại hối hả lên tàu bay dọn dẹp vệ sinh. Từng vị trí, ngóc ngách trên tàu bay đều được dọn dẹp sạch sẽ…

Chị Hạnh đã có mặt trong tất cả chuyến bay đưa người từ Vũ Hán hay từ châu Âu về nước. Bình thường, ai cũng lo sợ mình sẽ bị lây nhiễm bệnh, nguy cơ cao khi tiếp xúc với người về từ vùng dịch, thậm chí muốn tránh xa khỏi những chỗ có nguy cơ cao như vậy. Nhưng chị cùng đội ngũ nhân viên sân bay xác định đây là nhiệm vụ. Mặt khách, toàn bộ nhân viên được trang bị kiến thức, mặc đồ bảo hộ tốt nên mọi người hoàn toàn yên tâm.

Chị Hạnh cũng như nhiều nhân viên khác chắc hẳn không thể quên chuyến bay đặc biệt đầu tiên từ Vũ Hán trở về.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

“Phải nói rằng khi nhận tin đón chuyến bay đầu tiên bay về từ Vũ Hán, tâm lý chúng tôi tương đối nặng nề vì khi đó Vũ Hán là tâm dịch của thế giới. Việc của chúng tôi lúc đó là trực tiếp làm công tác xử lý vệ sinh trên tàu bay. Đó là chuyến bay chúng tôi chịu nhiều áp lực nhất, cũng là chuyến bay mà rác….để lại nhiều nhất.

Trong chuyến bay đó, hành khách mặc đồ bảo hộ ngay trên tàu bay. Lúc xuống máy bay, họ để lại ngay tại ghế ngồi tất cả từ khẩu trang, bỉm (vì người lớn cũng không được đi vệ sinh trên tàu), rác cứ để vương vãi khắp mọi nơi như thế. Đội của tôi có 6 chị em phụ nữ, ấy vậy mà đó là chuyến bay đầu tiên chúng tôi phải vật lộn với gần 45 túi rác to vật vã gấp 3 lần người bình thường”, chị Hạnh kể.

Về sau đội của chị Hạnh bảo nhau là chuyến đầu tiên “kinh khủng” như thế mình còn làm được thì những chuyến sau này không có gì là không làm được cả. Việc thu dọn vệ sinh sau đó cũng được đội ngũ tiếp viên hỗ trợ. Sau chuyến đầu tiên đầy áp lực, các chuyến sau đó, mọi người trong đội đã ổn định hơn về tâm lý. Ai ai cũng hiểu rằng đón được đồng bào của mình về nước là điều rất may mắn.

Về quy trình, các nhân viên nhận được sự hướng dẫn chu đáo của đội ngũ y tế. Trước mỗi chuyến bay, mọi người họp rất nhiều lần để hướng dẫn từ cách mặc, cởi trang phục bảo hộ, tập huấn quy trình. Hàng ngày, ai cũng được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe. Chỉ cầc mặc đồ bảo hộ cẩn thận, chị Hạnh và các thành viên sẽ thấy việc đón chuyến bay từ vùng dịch cũng giống như các chuyến bay bình thường khác, có vất vả hơn ở chỗ thời tiết đang nóng nên mặc bảo hộ kín mít khiến mồ hôi toát ra cũng rất khó chịu.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

“Đội vệ sinh chỉ có 6 chị em nhưng không có ai né tránh công việc cho dù khó khăn vất vả đến mấy. Thấm nhuần tinh thần yêu nước đã được lãnh đạo sân bay chia sẻ, tất cả chị em ai cũng nhiệt tình cống hiến.

Mỗi khi nhận thông tin chuyến bay giải cứu là chúng tôi lại nhắn lên nhóm hỏi hôm nay chị nào vào ca? Lát nữa có chuyến bay giải cứu rồi, các chị mặc đồ an toàn nhé… Nhà chúng tôi đều ở xa sân bay, nếu đi làm tự túc thì phải đi mấy chục km xe máy. Nếu hôm đó có chuyến giải cứu báo gấp, thì những ai nhà cự ly gần sẽ tự động đi vào làm thay, để cho những người ở xa yên lòng“, chị Hạnh chia sẻ.

“Vậy nhưng các chị em ở nhà cũng sốt ruột, lại nhắn, ‘chị ơi có cần em sang sân bay cùng chị không? Chúng em không quản ngại đường xá xa xôi đâu ạ’. Thế mới thấy một chiến dịch kỳ lạ khiến chị em xích lại gần nhau, đỡ đần, bảo ban nhau”.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Khi chuẩn bị vào làm, ai nấy đều được mặc trang phục bảo hộ. Mọi người hỗ trợ nhau, người đằng sau hỗ trợ mặc, buộc dây cho người đằng trước. Hay găng tay hơi ngắn thì mọi người lấy băng dính hỗ trợ cuốn cho nhau… Chỉ có những lúc như thế chị Hạnh và mọi người mới thấy làm việc, sống cùng nhau bằng cái tâm, sự nhiệt tình….

Công việc của nhóm chị Hạnh là vệ sinh tàu bay chứ không phải bốc xếp hành lí. Thế nhưng trong trường hợp các bộ phận bốc xếp hành lý làm quá tải, nhiều hành lí quá thì mọi người hùa vào cùng hỗ trợ. Chị cười bảo dù 9 tấn hay 20 tấn mọi người đều không quản ngại

Chúng tôi vừa làm vừa trêu đùa, nói chuyện vui với nhau để động viên nhau, quên đi vất vả, giúp nhau có thêm động lực. Nhiều lúc, anh chị em còn hỗ trợ các bộ phận khác vì việc đến dồn dập khi khách ào xuống. Chẳng hạn, chỉ cần một câu nói của cấp trên là em đi vào hỗ trợ thêm bộ phận này, bộ phận kia có được không, thì mình cũng lập tức ào đi luôn để hỗ trợ đón tàu, hỗ trợ hướng dẫn khách”, chị Hạnh vui vẻ kể.

Ngày 8/3 vừa qua, chị Hạnh được sân bay trao cho danh hiệu: “Người con gái mạnh mẽ nhất Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn”. Mọi người cũng nói vui rằng, mọi chiến dịch đều có mặt Hạnh đấy nhé. Nghe như vậy, chị Hạnh cảm thấy vui vẻ và xúc động bởi những người làm công việc thầm lặng, khiêm tốn và nhỏ bé như mình vẫn luôn được mọi người nhớ đến…

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Mặc dù nhà gần sân bay nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân và cộng đồng chị Hạnh đã quyết định ở lại. Phía sân bay cũng đã bố trí cho chị cùng mọi người ở ngay tại Sunhome tiện xử lý việc đột xuất.

Còn nhớ trước khi tham gia chuyến giải cứu đầu tiên đưa bà con từ Vũ Hán về, tôi có gấp một vài bộ quần áo đi, mẹ hỏi: ‘Chuẩn bị đi du lịch ở đâu à con’. Mình nói vui, ‘Vâng, con chuẩn bị đi du lịch ở công ty’. Mình nói mai con đón đồng bào về từ Vũ Hán, thì bố mẹ chỉ cần nghe từ Vũ Hán là đã sợ rồi. Nhưng mẹ sau đó bình tĩnh lại và nhẹ nhàng hỏi: ‘Con có sợ không?’ và mình đáp: ‘Con thấy bình thường’. Mẹ cũng khuyên mình cứ bảo hộ cho tốt bởi đó là công việc. Nếu con từ chối, trốn tránh thì lấy ai ra để làm tiếp công việc đấy đúng không con”, chị Hạnh bùi ngùi.

Câu nói đó của mẹ khiến chị Hạnh cảm thấy thêm động lực. Chị vào khu nhà ở cho nhân viên từ đầu tháng 2 tới nay, chấp nhận xa con. Xa đứa con 7 tuổi khiến nhiều đêm chị Hạnh trằn trọc thế nhưng vì sức khoẻ của con và cả gia đình chị tạm phải cách ly. Rất may có bố mẹ mình chăm sóc con giúp nên chị cũng thấy yên tâm lo công việc.

“Phải nói rằng sau khi phục vụ xong những chuyến bay này, mình đã tự đúc kết cho bản thân thêm kinh nghiệm sống và làm việc. Đơn giản là biết cách để làm sao 6 người trong đội là 6 tính cách khác nhau nhưng không ai nề hà, dù phải làm công việc tiếp xúc với dịch bệnh thế này nhưng khi mỗi người hiểu về nhiệm vụ, nhận thức được mức độ an toàn, và thấm nhuần tinh thần cống hiến thì mọi việc rất trôi. Kể cả khi lịch bị thay đổi liên tục”, chị nói.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

“Còn với mình, thì quen với lịch làm việc dày đặc rồi. Ngày 22/3, mình tham gia cả hai chuyến bay giải cứu về từ Nhật Bản. Chuyến tối mãi tới 12h mới xong việc về nhà ở cho cán bộ nhân viên. Xong sáng nay 23/3 mới 4h30 đã dậy chuẩn bị đi làm tiếp để đón hai chuyến bay lúc 6h về từ Châu Âu. Nếu không yêu nghề sẽ không gắn bó được với nghề. Ở đây mọi người đều làm việc vì tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao nhất, và với sự kiên trì, càng khó càng muốn vượt qua, muốn thử thách và càng muốn làm”, người phụ nữ này bày tỏ.

Hơn ai hết, chị Hạnh rất tự hào khi được làm việc ở sân bay Vân Đồn. Không phải sân bay nào cũng có thể đủ cơ sở vật chất và có quy trình nghiêm ngặt chuẩn chỉnh để đón được các chuyến giải cứu. Chị cũng hiểu được cảm giác của đồng bào từ nước ngoài về, hạnh phúc lắm khi được về quê hương tránh dịch. Nếu chẳng may có vấn đề gì thì cũng ở trong vòng tay quê hương, gia đình.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Cũng như chị Hạnh, anh Nguyễn Hoàng Mỹ, Trưởng phòng An ninh hàng không thuộc Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn làm việc trong ngành hàng không đến nay đã 13 năm. Thế nhưng những ngày qua khi chứng kiến những chuyến bay đặc biệt từ vùng dịch về nước anh cùng các nhân viên an ninh tại sân bay luôn đặt trách nhiệm và nhiệm vụ lên vai. Những chuyến bay giải cứu, chuyến bay đặc biệt đáp xuống Vân Đồn anh Mỹ đều tham gia trực tiếp. Anh đặc biệt ấn tượng với chuyến bay từ Vũ Hán trở về.

Hôm đó có một cặp vợ chồng du học sinh và người vợ đang mang bầu, chúng tôi phải triển khai quy trình đón tiếp và phục vụ đặc biệt hơn nữa để hai mẹ con được cách ly an toàn nhất có thể. Khi đã lên xe, tôi có nhìn thấy hình ảnh chị ấy rơm rớm nước mắt. Trước đó tôi có hỏi thăm sức khoẻ và chị đã trả lời rất thành thực: ‘hạnh phúc lắm. Về được đến đây, mẹ con tôi được sống rồi. Về sân bay Vân Đồn được mọi người đón tiếp rất chu đáo, cảm thấy biết ơn vì điều đó’. Sau đó tôi theo dõi thông tin thấy rằng chị đã sinh bé an toàn, tôi rất vui”, anh Mỹ kể.

Một điều khiến anh vui hơn nữa, đó là qua đợt dịch này, Sân bay Vân Đồn cho thấy có thể đáp ứng được tất cả loại tàu bay và phục vụ liên tiếp các chuyến bay lớn trong cùng một khoảng thời gian ngắn. Ngoài nhiệm vụ của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh giao phó, các cán bộ nhân viên của Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn cũng có thêm cơ hội để khẳng định mình, chứng minh năng lực rằng mình có thể đảm nhận các chuyến bay đến và đi an toàn cũng như phục vụ cho các đồng bào mình về nước trong giai đoạn dịch bệnh như thế này.

“Trước khi đón chuyến bay đặc biệt từ Vũ Hán, chúng tôi mường tượng trong đầu rằng đây là tâm dịch của Trung Quốc nên không thể tránh được tâm trạng lo sợ. Không chỉ là khả năng về truyền bệnh mà chính ở quy trình của mình có khép kín, chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn hay không? Với vai trò là người trưởng phòng an ninh hàng không, tôi phải là người xung phong tiếp cận tàu bay đầu tiên”, anh nói.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Sự chủ động trong công việc của anh Mỹ phần nào truyền cảm hứng, khiến các cán bộ nhân viên khác an tâm thực hiện công việc mình được giao phó. Anh vui mừng khi tiếp xúc với những đồng bào trở về, họ cũng chia sẻ về những thủ tục về đo thân nhiệt, kê khai sức khoẻ đủ an toàn để lên máy bay trở về nước. Sau quá trình liên tiếp đón các chuyến bay đặc biệt, anh Mỹ tự tin khẳng định Sân bay Quốc tế Vân Đồn đã có được quy trình hoàn chỉnh, thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn trong việc tiếp đòn những chuyến bay từ vùng dịch.

Đã làm trong ngành dịch vụ 13 năm, anh Mỹ đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm để phục vụ nghề nghiệp. Anh cũng gặp nhiều chuyện nhưng những ngày qua anh đã gặp những hình ảnh thực sự xúc động. Anh kể có lần chứng kiến nữ nhân viên của mình vừa vệ sinh khử khuẩn sau khi thực hiện đón tiếp một đoàn bay. Xong việc rồi, chị đang ăn dở ổ bánh mỳ thì nghe tin có một em bé sơ sinh đi cùng người thân lớn tuổi mà không có bố mẹ về cùng.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

“Nghe xong, cô ấy liền mặc đồ bảo hộ, thay khẩu trang và găng tay mới và nhanh chóng đến hiện trường để chăm sóc và cho em bé uống sữa. Tôi thấy đó là tấm gương, là sự hết mình vì công việc, vì đồng bào của người trẻ. Dù cô ấy thấy nó rất bình thường và không suy nghĩ gì sâu xa, nhưng cô ấy không hiểu rằng anh em nam giới chúng tôi xem đấy là một hình ảnh khó quên trong đợt dịch này. Cái ấm áp của nghĩa tình đồng bào, của bản năng người mẹ muốn chăm sóc.

Cũng có hôm, các cán bộ nhân viên phải đón những chuyến bay trong đêm, họ liên tục làm trong vòng nhiều tiếng đồng hồ (từ 10h đêm hôm trước đến 2h sáng hôm sau) để đảm bảo mọi công tác đón hoàn chỉnh, an toàn. Dù có khó khăn nhưng chúng tôi vui, chúng tôi thầm tự hào bởi đã đóng góp phần nào công sức nào của mình để làm nên hình ảnh của một sân bay chuyên nghiệp, là nơi mà mọi hành khách có thể an tâm tin tưởng để thực hiện những chuyến bay đi và đến trong tương lai”, Trưởng phòng An ninh hàng không thuộc Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn bồi hồi nói.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Với Nguyễn Thị Hà My, nhân viên phục vụ hành khách tại phòng khai thác mặt đất, gần 10 chuyến bay trong chiến dịch đón kiều bào từ vùng dịch trở về đều là những lần trải nghiệm đáng nhớ.

My kể, ngày 23/3, cô tham gia phục vụ 2 chuyến bay đón khách từ vùng dịch Anh và Đức về, số lượng hơn 500 người và hạ cánh cách nhau hơn 1 tiếng đồng hồ. Nhưng do đã có kinh nghiệm từ trước nên cô không còn cảm thấy áp lực gì nữa.ói về nỗi lo sợ, đón khách từ tâm dịch về, My bảo ai ai cũng đều sẽ có tâm trạng lo sợ mình có thể bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, cô luôn trấn tĩnh để còn động viên những người nhân viên khác. Cô bảo ai cũng hoang mang thì lấy ai làm việc này. Bao giờ cũng vậy trước khi chuyến bay đáp xuống sân bay 1 tiếng, My cùng các nhân viên khác đều phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng phục vụ. Trên tinh thần ai ai cũng chủ động trang bị bảo hộ cẩn thận để việc đón khách được an toàn.

Nói về nỗi lo sợ, đón khách từ tâm dịch về, My bảo ai ai cũng đều sẽ có tâm trạng lo sợ mình có thể bị lây nhiễm. Tuy nhiên, cô luôn trấn tĩnh để còn động viên những người nhân viên khác. Cô bảo ai cũng hoang mang thì lấy ai làm việc này. Bao giờ cũng vậy trước khi chuyến bay đáp xuống sân bay 1 tiếng, My cùng các nhân viên khác đều phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng phục vụ. Trên tinh thần ai ai cũng chủ động trang bị bảo hộ cẩn thận để việc đón khách được an toàn.

Trong nhóm em làm việc, nếu có ai lo lắng sẽ được cả nhóm động viên, rằng bọn em đều được trang bị bảo hộ cẩn thận rồi nên việc tiếp đón khách sẽ được an toàn, không phải cứ tiếp xúc là lây nhiễm đâu. Bao nhiêu y bác sĩ đang phải chữa bệnh hàng ngày cho người bệnh thì sao. Chúng em đã động viên nhau như vậy để làm việc được tốt hơn. Còn về việc ngày nào cũng có vài chuyến bay dạng đặc biệt thế này về nước, thì thật sự bọn em nghĩ đón đồng bào về, hẳn những người về đều lo lắng đều sợ hãi lắm. Khi bước xuống máy bay họ mới cảm nhận đây là đất mẹ, nên bọn em đều chào đón với sự niềm nở và để họ ấm lòng”, My chia sẻ.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Theo nữ nhân viên xinh đẹp này, giữa các bộ phận, các đơn vị với nhau, hầu như mọi người đều cố gắng phối hợp, hỗ trợ để cùng nhau hoàn thành tốt công việc. Thậm chí, là con gái nhưng khi bộ phận tiếp nhận hành lý bị quá tải vì hành lý quá nhiều thì cô sẵn sàng đến hỗ trợ.

Em hiểu là mình cần sắp xếp hành lý cho gọn để khi khách nhập cảnh xong có thể lấy hành lý và đi lên xe luôn. Do đó, không nề hà gì việc khuân vác, nhiều khi hàng hóa rất cồng kềnh”, cô gái vui vẻ nói.

My vẫn không quên kỷ niệm mới đây nhất vào ngày 22/3 khi đón liên tiếp hai chuyến bay từ Đức và Anh về chính cô đã bị tụt huyết áp. “Vì từ sáng hơn 5h là bọn em đã phải có mặt rồi mà hôm nay khách về đông, hơn 500 người. Đêm trước đó em lại mất ngủ vì chờ đợi công việc buổi sáng. Vậy nên khi việc xong, khách lên xe đi về khu cách ly hết thì em bị tụt huyết áp, vì đúng là mệt mà. Đêm qua dưới sân bay cũng đón 1 chuyến như vậy gần 250 khách từ Nhật Bản về nên mọi người xong việc khá khuya. Vậy nhưng tầm cuối giờ sáng, anh Ngô Thanh Tùng trong nhóm đón khách tối qua vẫn xuống để hỗ trợ cùng bọn em vì công việc vẫn chưa xử lý xong”, My kể lại.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Nhiều người nghĩ công việc vất vả này con gái có đảm nhận được không? Nhưng với My cùng như những nhân viên nữ khác đều xác định ai cũng như ai. Nếu có tình huống khẩn cấp khách cần trợ giúp thì không những cô mà mọi người đều xông pha, không phân biệt trai hay gái.

Em chỉ lăn tăn duy nhất đó là sức khỏe con gái thì thường yếu hơn con trai một chút. Ví dụ như nếu em làm việc trong khoảng thời gian bị kéo dài thì sức chịu đựng không bền bỉ được thôi. Thật ra, bộ phận nhân viên phục vụ hành khách cũng vất vả, nhưng em chỉ là một phần nhỏ nhoi trong đó. Bộ phận nào cũng vất vả mệt nhọc chứ.

Bộ phận phục vụ hành lý thì các anh em phải bốc hành lý cho khách từ trên máy bay xuống, rồi đảo hành lý ra. Có chuyến bay có gần 500 kiện hành lý. Đó mới vất vả chứ, còn em chỉ làm việc hướng dẫn khách thôi, không nặng nhọc như việc chân tay”, My vui vẻ chia sẻ.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Là nhân viên phục vụ hành khách tại phòng khai thác mặt đất là vị trí dễ tiếp cận với nguồn lây nhiễm COVID-19. “Có lần em thấy có khách mệt, khi em hỏi, khách nói vẫn cảm thấy bình thường, không sao hết. Nhưng em vẫn lo lắng. Em trợ giúp đưa khách vào một xe riêng và em báo bộ phận y tế để y tế kiểm tra luôn cho khách. Đó là vì mình phải phán đoán và cảm nhận được chứ. Khi phán đoán và bình tĩnh xử lý thì mình không hề lo lắng nữa. Chẳng hạn thời điểm bọn em đón vị khách từ Hàn Quốc về, bệnh nhân số 18 ấy, sau khi biết bạn dương tính, em rất sợ.

Hôm đó em vô cùng lo lắng. Em khóc và gọi điện cho bố mẹ nói về nỗi lo của mình. Nhưng bố mẹ em hỏi han rất nhiều thứ và chỉ cho em thấy là em đã mặc đồ bảo hộ, quy trình an toàn, cực kỳ đảm bảo, không phải lo lây nhiễm.

Quả thật, bệnh nhân số 18 đã ổn định và xuất viện. Em học được rằng không việc gì phải hoảng hốt lên như vậy. Bình tĩnh mới xử lý được việc. Rồi sau đó khi tình hình ngày càng có nhiều khách từ châu Âu về bị dương tính, mà sân bay tiếp tục đón mấy chuyến về từ châu Âu nên em hiểu mình đã có bản lĩnh để không còn lo lắng nữa. Mọi thao tác, quy trình cứ cẩn thận, tuân thủ hướng dẫn của đội ngũ y tế và căn dặn của lãnh đạo sân bay. Cứ như thế, việc lây nhiễm sẽ được hạn chế tối đa”, cô nói.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Công việc áp lực lớn nhưng với My cô luôn cảm thấy tự hào vì được sát cánh cùng đồng đội ở vị trí đón đồng bào mình về nước. Tự hào vì sân bay Vân Đồn mới hoạt động hơn 1 năm mà đã được nhà nước yên tâm giao những trọng trách lớn lao và mình là người làm tại đây, nên cô không khỏi tự hào.

Ngoài ra với người trẻ như em, được tham gia các chiến dịch này thì là cơ hội để mình tự học hỏi, nâng cao thêm kỹ năng về phòng chống dịch ví dụ như phải rửa tay như thế nào cho đúng, phải sử dụng đồ bảo hộ ra sao. Các anh chị y tế cũng trao đổi những kiến thức, kĩ năng khác nhau về phòng dịch, phải nói là cơ hội tốt để học hỏi, để trưởng thành. Cọ xát nhiều thì mới lớn được phải không. 

Thật sự, nhìn vào những hình ảnh mọi người chia sẻ về nỗi nhọc nhằn của người nọ người kia, chúng em đều thầm thấy có bóng dáng mình trong đấy. Em cảm thấy ấm lòng vì mọi người thông cảm cho công việc của chúng em, nhìn ra sự khó khăn trong công việc. Mọi người nhìn vào thì thấy các anh chị tiếp viên mặc áo dài, các bạn nhân viên mặt đất quần áo chỉnh trang xinh đẹp thì nghĩ là công việc này sang chảnh lắm, công việc nhàn hạ lương cao, lúc nào cũng xinh đẹp thế cơ mà. Nhưng thực tế như em vừa kể đó”, My tâm sự.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Tham gia trong công cuộc đón khách nước ngoài về nước cách ly nên hơn ai hết cuộc sống của nữ nhân viên này bị đảo lộn khá nhiều. Khi tham gia đợt công tác này, hễ xong những chuyến giải cứu cô sẽ không dám ăn cơm cùng gia đình mà phải sinh hoạt riêng. Cô cũng hạn chế tối đa việc nói chuyện giao tiếp với gia đình hay bạn bè ngoài đồng nghiệp.

Lâu lắm rồi em chưa được đi chơi với bạn bè. Buồn thì buồn thật đấy, nhưng mà mình phải có trách nhiệm với gia đình với cộng đồng đúng không ạ? Dù có thể không ai bắt mình phải hạn chế tiếp xúc, nhưng mình nên có tinh thần cao như vậy để phòng mọi nguy cơ xảy đến.

Giờ giấc sinh hoạt thì khỏi nói, vô cùng thất thường. Nếu bình thường đón các chuyến bay thương mại thì cố định giờ, rất hiếm khi có tình huống phát sinh. Bây giờ các chuyến bay từ vùng dịch thì chưa biết là thế nào, có khi mình vừa hết giờ làm đi về đến nhà xong thì lãnh đạo gọi lên cơ quan làm hoặc là đêm hôm có chuyến bay đột xuất, mình lại phi xuống sân bay.

Đêm ngủ cứ nơm nớp. Vì có hôm 11h lãnh đạo gọi tới báo là huy động các bạn thôi, chuẩn bị sáng sớm mai có chuyến về đấy. Sắp xếp xong với các bạn thì lãnh đạo lại báo, hủy rồi nhé. Nhưng đêm đó em không ngủ, cứ nằm canh điện thoại, nơm nớp lo nhỡ ngủ quên sếp gọi báo có chuyến về phải đi ngay mà mình ngủ mất thì sao?

Nói chung, hơn tháng nay chúng em ở tình trạng trực chiến. Chứ nếu có lịch thì bố trí nhân sự dễ dàng và thay phiên nhau được nhiều rồi”, cô kể.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Còn với anh Ngô Thanh Tùng, nhân viên phục vụ hành khách thuộc Sân bay Quốc tế Vân Đồn kể, anh là thành viên nam duy nhất trong tổ phục vụ hành khách đón tiếp các chuyến bay đặc biệt. Tuy không thực hiện đón tiếp tất cả các chuyến bay giải cứu đồng bào từ vùng dịch COVID-19 trở về nhưng lần nào làm nhiệm vụ với anh Tùng lần nào cũng rất đặc biệt.

Khi dịch bệnh hoành hành tại Trung Quốc, cụ thể là Vũ Hán anh Tùng được phân công thực hiện đón tiếp chuyên bay từ vùng dịch này. Đây là lần đầu tiên anh thực hiện một quy trình đón tiếp khác biệt và mới mẻ như vậy. Dù có lo lắng và hoang mang nhưng được trang bị đầy đủ kiến thức và phương tiện làm việc nên nam nhân viên này luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Khi Hàn Quốc trở thành vùng dịch lớn thứ hai, một lần nữa anh được phân công đón chuyến bay đặc biệt từ Incheon về. Khi châu Âu bùng phát dịch, một lần nữa lại gọi tên anh nằm trong tổ công tác đón chuyến bay từ London (Anh) về Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn. Đặc biệt, ngày 15/3 vừa qua có 3 chuyên bay liên tiếp đáp xuống VDO. Bên cạnh chuyến từ Anh Quốc, hai chuyến khác từ Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức). Sự khác biệt trong những lần đón tiếp các chuyến bay đặc biệt chính là tâm thế từ lo lắng, có phần sợ hãi thì ngày càng an tâm và chuyên nghiệp hơn.

Trải qua những lần tác nghiệp đó, chúng tôi thực sự đã chiến thắng nỗi sợ, và làm việc vui vẻ vì chúng tôi biết chúng tôi tôi đang phục vụ những chuyến bay đặc biệt, những chuyến bay chở đồng bào của mình về từ vùng dịch. Tuy nhiên, tôi cũng có một chút lo lắng cho các nhân viên mới thực hiện tiếp đón những chuyến bay như thế này.

Tôi là người trải qua những lo lắng, e ngại những ngày đầu nên dần dần đã nắm chắc các quy tắc phòng hộ và bảo vệ an toàn cho hành khách và bản thân. Chính vì thế, chúng tôi những nhân viên đã có cơ hội thực hành trước đều giúp đỡ các nhân viên mới lần đầu làm nhiệm vụ”, anh Tùng nói.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Những lần công tác đón các chuyến bay giải cứu mang đến cho anh Tùng nhiều cảm xúc trái chiều, nhưng trên tất cả là niềm vui và sự xúc động. “Tôi còn nhớ, trên chuyến bay giải cứu công dân từ Hàn Quốc trở về, tôi đã nhìn thấy những em bé sơ sinh trở về với người thân chứ không có cha mẹ bên cạnh do cha mẹ các em phải ở lại kiếm sống.

Tôi biết, bố mẹ của các em nhỏ đã rất lo lắng và tin tưởng em bé sẽ an toàn về Việt Nam và không bị lây nhiễm bệnh. Khi nhìn những ánh mắt trẻ thơ như vậy chúng tôi lại càng cố gắng hơn để thực hiện công việc nhanh chóng và an toàn để các cháu bé có thể sớm đến khu cách ly an toàn và được chăm sóc tốt hơn”.

Ấn tượng và xúc động hơn cả với anh Tùng là hình ảnh của Thảo - nhân viên y tế của sân bay khi đó đã bế em bé và cho em uống sữa vì đói. “Hình ảnh thân thương đó để lại trong tâm trí tôi nhiều cảm xúc đặc biệt. Những lúc như thế, tôi thấy tình người thật ấm áp. Và trong lúc khó khăn, tình người mới càng khăng khít bao bọc cho nhau hơn thì phải”, anh Tùng chia sẻ.

Những người thầm lặng sau chuyến bay đón kiều bào từ tâm dịch COVID-19: Tụt huyết áp, tình nguyện xa con để nhận nhiệm vụ

Mọi người sẽ nghĩ những chuyến bay giải cứu từ vùng dịch trở về chỉ toàn những người mang theo nỗi lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Tuy nhiên, có nhiều câu chuyện vui, lạc quan, những người mang tâm thế thoải mái khi đã trở về được tới Việt Nam. Mọi người trong tổ bay cũng những nhân viên mặt đất như anh Tùng cảm nhận được niềm vui đó.

Hơn ai hết, anh Tùng nghĩ, nhờ có những chuyến bay đặc biệt anh mới cảm nhận được tình cảm quê hương của những người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Họ tha thiết mong về đất mẹ ra sao. Có những hành khách vì niềm vui và sự an tâm được trở về đã quên cả hành lý mang theo của mình. Những nhân viên phục vụ như anh Tùng đã liên hệ với họ để trao lại hành lý và họ đã nói những lời cảm ơn khiến ai nấy đều rất xúc động và ấm lòng.

Cũng như những nhân viên làm nhiệm vụ tại sân bay, anh Tùng cũng làm công tác tư tưởng với gia đình khi được phân công thực hiện đón các chuyến bay đặc biệt, trực tiếp tiếp xúc với những người từ vùng dịch trở về. “Mẹ tôi vẫn khuyên ‘con ơi, hay con tránh đi nếu có thể’. Tuy nhiên, tôi trả lời với mẹ rằng: ‘Làm sao mà tránh được. Phải đối đầu thôi mẹ’. Tôi nghĩ dịch còn có thể kéo dài và với kinh nghiệm mà mình có được tôi vẫn vững tin và làm tốt nhất có thể. Nếu tôi tránh, ai sẽ làm việc đó, ai sẽ làm việc khó của mình. Mỗi lần đối mặt là chúng tôi có thêm kinh nghiệm tốt hơn cho chính mình”, anh Tùng chia sẻ thêm.

Quy trình đón khách từ tâm dịch về sân bay Vân Đồn. (Video: Thành Khương)