Sắc màu Cuộc Sống

Chợ Lớn gần 100 năm tuổi ở Sài Gòn nhộn nhịp ngày trở lại sau 2 năm sửa chữa

Huy Hậu
Chia sẻ

Sau 2 năm tạm ngưng để trùng tu sửa chữa, ngày 15/11 chợ Bình Tây (chợ Lớn) đã quay trở lại hoạt động. Không khí tấp nập, sầm uất ngay từ những buổi đầu.

Đối với người Sài Gòn, chợ Bình Tây - hay còn gọi là chợ Lớn, là một phần không thể thiếu trong lịch sử văn hoá bản địa. Chợ toạ lạc trên 4 tuyến đường lớn: Tháp Mười - Lê Tân Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình, thuộc Q.6, TP.HCM.

Năm 1928, chợ Bình Tây được xây dựng trên khuôn viên rộng 25.000 m2, với nhiều lớp mái chồng, ngói độc đáo, có một không hai Việt Nam. Điều này khiến khu chợ trở thành biểu tượng văn hoá của người Hoa ở Sài Gòn.

Các mặt hàng chủ lực của chợ gồm: bào ngư, vi cá, kim châm, các loại nấm, mứt, bánh các loại,… cùng hàng quần áo may sẵn, giày dép, túi xách da, đồ gia dụng, trang sức, đá quý. Nhờ vào lượng hàng phong phú, giá cả phù hợp với người có thu nhập trung bình, cùng hình thức kinh doanh truyền thống,… chợ Bình Tây nhanh chóng là khu chợ sầm uất nhất Sài Gòn.

Ngày 15/11 vừa qua, chợ Bình Tây đã chính thức quay trở lại hoạt sau 2 năm tu sửa.

Không gian khang trang, và bắt mắt hơn.

Toàn bộ kiến trúc tuy được sửa mới, nhưng vẫn giữ nét cổ xưa thuần tuý của khu chợ 100 năm tuổi này.

Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều khối kiến trúc của chợ Bình Tây đã bị xuống cấp trầm trọng. Cuối tháng 11/2016, Ban lãnh đạo thành phố đề ra dự án sửa chữa, nâng cấp toàn diện chợ. Sau 2 năm thực hiện, ngày 15/11 vừa qua, công trình thi công đã chính thức hoàn thành. Bà con tiểu thương quay trở lại bán buôn, không khí tấp nập ngay từ buổi đầu.

Theo đó, không gian chợ đã khang trang hơn nhiều sau khi cải tạo. Khu vực nhà lồng mở rộng với tổng cộng 1.446 sạp, trong đó có 698 sạp tầng trệt và 748 sạp tầng lầu. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống cầu thang, lan can đều được làm mới. Riêng phần nền được nâng cao hơn, sàn ở tầng trệt và lầu đều lát gạch mới nhằm giúp cho sự vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Đồng thời, các gian hàng cũng lắp đặt hệ thống camera, phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, toàn bộ khối kiến trúc chợ Bình Tây vẫn giữ nét cổ xưa: hệ thống rui và ngói, tháp 4 đồng hồ cổ ở 4 hướng, nhiều bức phù điêu rồng, phượng trên mái… hoàn toàn theo mẫu của chợ cũ.

Không khí nhộn nhịp, sầm uất ngay từ ngày đầu.

Khu vực nhà lồng mở rộng với tổng cộng 1.446 sạp, trong đó có 698 sạp tầng trệt và 748 sạp tầng lầu.

Các gian hàng cũng lắp đặt hệ thống camera, phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn.

Khuôn viên quanh tượng ông Quách Đàm - thương gia người Hoa bỏ tiền xây chợ năm 1928.

Ngay từ sáng sớm, bà con tiểu thương chợ Bình Tây đã hối hả vận chuyển hàng hóa sang nơi bán mới. Tranh thủ thời gian, nhiều người còn thắp nhang, cầu nguyện trước tượng ông Quách Đàm (một thương gia người Hoa bỏ tiền xây chợ năm 1928) với mong ước buôn may bán đắt.

Vừa xếp hàng lên kệ, cô Thơm (54 tuổi) vừa vui vẻ cho biết: “Cô đã gắn bó với chợ Bình Tây này 26 năm rồi. Khoảng thời gian tu sửa chợ, cô chuyển qua bên nhà Tạm (đường Tháp Mười) để buôn bán. Hôm kia, cả gia đình mới quay lại đây, sửa sang thêm cho hợp ý gian hàng mình. Những ngày đầu thì lượng khách chưa đến đông lắm, nhưng được chuyển về chỗ cũ là cô vui rồi!”.

Chủ tiệm tạp hóa Hưng Phát cũng chia sẻ thêm: “Giờ cũng bắt đầu có nhiều người nước ngoài tới du lịch nhiều hơn. Chỉ mong là tương lai có thể buôn may bán đắt, chợ đẹp thì khách sẽ tới nhiều hơn thôi…”.

Cảnh buôn bán sầm uất, tấp nập khiến ai nấy đều hài lòng về diện mạo mới của khu chợ 100 năm tuổi ở Sài Gòn này.

Các tiểu thương cũng đã nhanh chóng bày biện hàng hoá để buôn bán.

Trong 2 năm tu sửa, tiểu thương đành chuyển qua khu chợ Tạm (đường Tháp Mười) để buôn bán.

Hầu hết các mặt hàng: quần áo, giày dép, túi xách, và thực phẩm,… đều bày biện đầy đủ.

Ai nấy cũng mong chờ vào lượng khách sẽ đông đúc hơn trong tương lai.

Nhiều gian hàng mới bắt đầu sửa chữa lại.

Toàn bộ hệ thống cầu thang, lan can đều được làm mới. Riêng phần nền thì được nâng cao hơn, sàn ở tầng trệt và lầu đều lát gạch mới nhằm giúp cho sự vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện hơn.

Nhiều dãy ki-ốt, chủ yếu ở tầng trên, vẫn chưa được mở cửa.

Cảnh buôn bán sầm uất, tấp nập khiến ai nấy đều hài lòng về diện mạo mới của khu chợ 100 năm tuổi ở Sài Gòn này.

Chia sẻ

Bài viết

Huy Hậu

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất