Sắc màu Cuộc Sống

Chân dung 'soái ca' tư vấn cho người đứng đầu Nhà Trắng lẩy Kiều

Chia sẻ

Phạm Tuấn Anh (nickname Anh Pham) là phiên dịch của ông Obama trong chuyến thăm Việt Nam, đồng thời là một trong những người đề xuất nội dung trong bài phát biểu "lay động trái tim người Việt" của vị Tổng thống.

Anh Phạm Tuấn Anh, 40 tuổi, thường được biết trên mạng với biệt danh Gấu, sinh ra ở Bắc Ninh và lớn lên tại Hà Nội. Tuấn Anh tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương Hà Nội trước khi sang học cao học tại Princeton. Anh Tuấn Anh từng làm cho World Bank trước khi chuyển sang làm phiên dịch cho chính phủ Mỹ.

11

Ông Anh Phạm hay Phạm Tuấn Anh (ngoài cùng bên phải) là phiên dịch viên của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 25/5. Trong thời gian làm phiên dịch cho ông Obama ngay tại quê hương mình, Anh Phạm nói rằng “đây là nhiệm vụ tuyệt vời nhất trong đời tôi”. Ảnh: Anh Tuấn

12

Tại Việt Nam, Anh Phạm (người còn có biệt danh “Anh Gấu Phạm” trên mạng) là người đồng hành cùng tổng thống Mỹ trong các cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong ảnh, người phiên dịch theo sát ông Obama trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch sáng 23/5. Ảnh: Anh Tuấn

13

Anh Phạm trò chuyện cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Anh Tuấn

14

Trong lần gặp ông Obama lần đầu tiên năm 2014, Anh Phạm từng nói với tổng thống rằng: “Mơ ước lớn nhất của tôi là bao giờ tổng thống thăm Hà Nội lần đầu thì cho tôi làm phiên dịch, lúc ngài có bài phát biểu trực tiếp với người dân Việt Nam”. Tổng thống Obama khi đó đã cười và vỗ vai anh rất thân thiện. Ảnh: Anh Tuấn

15

Đối với Anh Phạm, một trong những điều anh yêu thích ở nghề phiên dịch là luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề tại sự kiện và cần tìm hướng giải quyết nhanh chóng. Mọi chủ đề có thể liên tục thay đổi và điều đó đòi hỏi người phiên dịch phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Ảnh: Quốc Huy

16

Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trưa 24/5, Anh Phạm đã nghẹn lời khi dịch hai câu Kiều “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi” để kết thúc bài phát biểu về quan hệ Việt - Mỹ trước những người trẻ và trí thức Việt. Bài phát biểu của Tổng thống Obama được nhận định là sẽ đi vào lịch sử quan hệ Việt - Mỹ như một bài diễn văn đi mãi với năm tháng. Ảnh: Hoàng Hà

17

Hai câu Kiều được chọn nhất quán hết sức với thái độ của Hoa Kỳ với Việt Nam tuy phản ánh ước mơ hơn là sự thật. Người dịch nói cho tất cả mọi người liên quan biết là muốn hai câu đó sẽ là câu kết thúc của bài diễn văn, giống như viên ngọc lớn trên đỉnh vương miện. Người dịch muốn nhìn thấy một cam kết chặt chẽ, gắn bó, thân tình, gia đình y như ý đồ thể hiện trong hai câu thơ”, Anh Pham viết. Ảnh: Hoàng Hà

18

Nói về bài phát biểu của vị tổng thống da màu, Anh Phạm từng chia sẻ rằng người đưa đề xuất bài hát của Trịnh Công Sơn là giáo sư học giả Việt Nam Peter Zinoman. Là một trong những người đề xuất nội dung, ông chọn tham chiếu truyện Kiều là một sự tiếp nối với “Trời còn để có hôm nay” mà Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015. Ảnh: TTXVN

19

Anh Phạm cùng đoàn tháp tùng Tổng thống Obama khi gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong khuôn viên Phủ Chủ tịch và tới thăm Nhà sàn hôm 24/5. Anh Phạm cũng từng chia sẻ về kỷ niệm trên chuyến đi này trên Facebook cá nhân. Ảnh: Hoàng Hà

Chia sẻ
Tin mới nhất