Sắc màu Cuộc Sống

Đã có phương án xử lý cặp rắn hổ mây 'khổng lồ' được bắt dưới chân núi Cấm

Nguyễn Thúy (Tổng hợp)
Chia sẻ

Cặp rắn hổ mây "khổng lồ" sẽ được thả về lại núi Cấm để phục vụ công tác bảo tồn chứ không giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã.

Ngày 19/5, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết trên báo Người Đưa Tin, cặp hổ mây chúa bắt được tại núi Cấm, tỉnh đã liên hệ với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã cử chuyên gia nghiên cứu, đánh giá và tìm kiếm môi trường sinh thái phù hợp thả về lại tự nhiên.

Theo đó, Bộ NN-PTNT thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh An Giang là chọn nơi cặp rắn hổ mây này từng sinh sống để thả về đó nhưng phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người.

Cặp rắn hổ mang chúa thuộc nhóm quý hiếm 1B. Ảnh: Người Đưa Tin

Do đó, hiện UBND tỉnh An Giang đã liên hệ với các chuyên gia thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đến khảo sát xem khu vực nào thích hợp nhất trên đỉnh núi Cấm để tiến hành thả cặp rắn hổ mây.

Theo thông tin trên báo Người Lao Động, các chuyên gia sẽ “khám sức khỏe” cho cặp rắn này, nếu đảm bảo sẽ tiến hành thả về môi trường tự nhiên.

Cặp rắn được bắt ở chân núi Cấm (An Giang). Ảnh: Dân Việt.

Như đã thông tin trước đó, một doanh nghiệp ở An Giang cho biết rằng công nhân của họ đã bắt được 2 con rắn trên dưới chân núi Cấm và đem nuôi nuôi nhốt tại Khu du lịch, Di tích lịch sử Cách mạng đồi Tức Dụp thuộc ấp Ninh Hòa, xã An Tức, huyện Tri Tôn.

Sau khi hay thông tin này, ngành chức năng tỉnh An Giang đã đến kiểm tra. Bước đầu, ngành chức năng xác định 2 con rắn trên là rắn hổ mang chúa - nhóm động vật quý hiếm thuộc nhóm 1b, trọng lượng khoảng 18 kg/com, chiều dài khoảng 4m/con.

Chia sẻ

Bài viết

Nguyễn Thúy (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất