Sắc màu Cuộc Sống

Cảnh giác nạn lừa đảo nhà trọ trong mùa nhập học mới

Chia sẻ

Các chiêu thức lừa đảo sinh viên, đặc biệt là "ma mới" ngày càng tinh vi khó lường.

Vấn nạn nhà trọ luôn là vấn đề khiến các tân sinh viên chân ướt chân ráo vào thành phố phải lưu tâm. Trước đây thông tin về các thủ đoạn lừa đảo nhà trọ đã được phản ánh rất nhiều trên báo chí, tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động này vẫn không có chiều hướng suy giảm mà ngày càng tinh vi trong thủ đoạn.

Thue-nha-va-nhung-dieu-can-luu-y-1

Tìm được một nhà trọ ổn định và an toàn luôn là vấn đề khiến các bạn sinh viên phải đau đầu.

Dùng chiêu bài khá cũ mà rất hiệu quả là rao cho thuê các căn phòng đẹp giá rẻ, nhằm khiến người thuê ưng ý rồi đồng ý đặt cọc giữ phòng. Sau đó hai bên làm giấy hẹn vài ngày sau đến nhận phòng và làm hợp đồng. Tuy nhiên đến ngày hẹn, người thuê đến nhận phòng thì bên cho thuê hạch sách đủ điều, đưa ra nhiều yêu cầu vô lý, gây khó khăn, mục đích để người thuê không muốn nhận phòng nữa và bỏ đi, và tất nhiên tiền cọc bị mất trắng hoặc ít nhất cũng 50% tiền cọc.

Các yêu sách mà bên thuê trọ đưa ra rất đa dạng như: người cũ chưa dọn đi, bây giờ không giao phòng được vì chưa sắp xếp xong, dọa đặt cọc 2 tháng mà không ở hết 12 tháng sẽ mất luôn số tiền đó, thông báo thêm nhiều chi phí phát sinh vô lý…

Có rất nhiều bạn sinh viên là nạn nhân của nạn lừa đảo nhà trọ đã lên tiếng để mọi người phòng tránh.

Có rất nhiều bạn sinh viên là nạn nhân của nạn lừa đảo nhà trọ đã lên tiếng để mọi người phòng tránh.

Đã có rất nhiều nạn nhân là các bạn sinh viên lên tiếng về vấn nạn lừa đảo này. Bạn Đoàn Minh Thành (sinh viên học viện hàng không Việt Nam) kể lại: “Mình đi tìm nhà trọ trên mạng, do thấy nhà trọ này rộng mà rẻ, phòng lại đẹp nên mình đến hỏi, báo mình là 1 tháng 1 triệu 6 trăm ngàn. Điện nước tháng đầu chưa có đồng hồ riêng nên khoán cho nước, internet, điện hết là 700 ngàn. Bên đó yêu cầu đặt cọc ít nhất là 1 triệu và hẹn mình 1/8 dọn đến, vì 31/7 là những người ở cũ dọn đi. Nhưng đến hôm 1/8 mình lai, thì những người cũ vẫn chưa dọn đi. Bên cho thuê phòng đưa mình cái hợp đồng nhào nát, mình đọc hết thì toàn những điều khoản bất lợi và nói đóng thêm 1 tháng tiền nhà, 2 tháng tiền cọc tổng cộng 3 tháng cộng và 700 ngàn tiền điện nước, con số quá lớn và những người ở đó khá dữ tợn nên mình không thuê nữa, mất 50% tiền đặt cọc”.

Căn nhà trên đường Sư Vạn Hạnh là một địa chỉ lừa đảo được nhiều bạn sinh viên truyền tai nhau.

Căn nhà trên đường Sư Vạn Hạnh là một địa chỉ lừa đảo được nhiều bạn sinh viên truyền tai nhau.

Ngày 12/8, phóng viên Saostar đã đi cùng bạn Khánh Phụng (người đã đặt tiền cọc trước đó) đến nhận phòng trọ tại căn nhà số 414 đường Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình để tìm hiểu về hành vi lừa đảo của các đối tượng. 3h chiều ngày 12/8 chúng tôi đến nơi để làm thủ tục nhận phòng, nhưng phía cho thuê nhà trọ hẹn 5h quay lại, vì một lý do vô cùng phi lý là đến nhận phòng mà không gọi điện báo trước, nên chưa chuẩn bị kịp, mặc dù trong giấy hẹn là ngày 12/8 đến nhận phòng. 5h30 chúng tôi quay lại, lúc này bên cho thuê đưa cho chúng tôi một tờ hợp đồng cũ mèm và kêu đọc kỹ các điều khoản. Điều quan trọng là bắt buộc phải ký hợp đồng thuê 12 tháng, nếu trả phòng trong thời gian hợp đồng sẽ mất hết tiền cọc. Kèm theo đó là rất nhiều các chi phí vô lý được đội lên cái giá rất cao, các quy định lạ lùng như không phép bạn bè người thân vào phòng, không được lắp chìa khóa phòng riệng nhưng tài sản phải tự bảo quản, mất không đền…

Sau khi đọc xong các điều khoản hợp đồng đa phần là có lợi cho bên cho thuê, chúng tôi yêu cầu được xem phòng lại một lần nữa trước khi quyết định ký, tuy nhiên phía cho thuê ra vẻ khó chịu, bắt phải ký hợp đồng thì mới cho coi phòng, còn nếu dẫn lên coi phòng mà không ký hợp đồng thì mất hết tiền cọc. Đại diện bên cho thuê phòng là một tên khá côn đồ, nên Khánh Phụng quyết định không nên thuê phòng nữa và mất 50% tiền đặt cọc. Vậy là bọn lừa đảo phòng trọ đã thành công, khi ra về chúng tôi rất hoang mang khi gặp một số bạn trẻ tiếp tục đi vào “nhận phòng” hay nói đúng hơn là vào cống nạp tiền cho bọn lừa đảo.

Từ giấy thỏa thuận nhân tiền cọc rất sơ sài và không có nhiều giá trị pháp lý, khiến các bạn gặp nhiều khó khăn dể bảo vệ những quyền lợi chính đáng của bản thân. (Ảnh: Nạn nhân cung cấp)

Từ giấy thỏa thuận nhân tiền cọc rất sơ sài và không có nhiều giá trị pháp lý, khiến các bạn gặp nhiều khó khăn dể bảo vệ những quyền lợi chính đáng của bản thân. (Ảnh: Nạn nhân cung cấp)

Năm học mới sắp bắt đầu, các hoạt động lừa đảo này vẫn đang tiếp tục diễn ra hàng ngày hàng giờ trong thành phố này. Các bạn sinh viên từ các tỉnh vào nhập học nhất định sẽ cần một chổ ở ổn định và an toàn để toàn tâm cho việc học tập. Vậy nên các bạn cần lưu ý trong vấn đề thuê phòng trọ để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Đã có rất nhiều trường hợp bị lừa nhưng không nghĩ là mình bị lừa, nên im lặng coi như mình gặp xui xẻo, vì thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo rất tinh vi. Chúng đưa người thuê phòng vào trường hợp tự nguyện ra đi và mất tiền chứ không hề có một hành động lừa đảo nào dễ nhận biết. Bên cạnh đó hầu hết các đối tượng lừa đảo thường không phải là chủ nhà, mà chúng mướn nhà rồi cho thuê lại, nên địa bàn hoạt động cũng không cố định, dẫn đến khó phát hiện và triệt phát triệt để chúng.

* Để tránh tình trạnh bị lừa đảo khi thuê nhà trọ các bạn cần lưu ý các điều sau:

    Ưu tiên ở cùng với người thân hoặc ký túc xá (KTX) của trường: nếu đã có anh, chị, người quen ở trọ trên thành phố thì bạn nên ưu tiên ở cùng họ trong thời gian đầu, trước khi tìm được một chổ trọ đáng tin cậy. Một số trường có KTX, vậy nếu có thể đăng ký ở trong KTX thì nêu lựa chọn phương án này cho an toàn.Tìm sự trợ giúp từ các trung tâm hỗ trợ sinh viên, các nhóm công tác xã hội trong trường đại học: các trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ nhà trọ uy tín để bạn liên hê. Đồng thời các nhóm công tác xã hội trong các trường đại học cũng có các hoạt động giúp tân sinh viên tìm các nhà trọ gần trườn đáng tin cậy.Không nên tìm nhà trọ trên các trang mạng không có uy tín hoặc trên các tờ rơi dán ở các cột đèn giao thông, cột điện…:đây là những kênh thông tin không đáng tin cậy, và ít có tính xác thực. Vậy nên hạn chế tìm nhà trọ thông qua các phương tiện này. Đồng thời không nên thấy rẻ mà ham, tiền nào của nấy.Khi đến xem phòng hãy kiểm tra thông tin thật kỹ: bạn cần phải nắm các thông tin như ai là chủ nhà, phòng bạn thuê là phòng nào, giá cả như thế nào, các nội quy….Đặt biệt nên hỏi thăm người dân xung quanh hoặc những người ở trước để xác thực thông tin. Nếu chủ nhà không phải là kẻ lừa đảo thì chắc chắn họ sẽ không làm khó dễ chúng ta trong việc cung cấp một số thông tin cần thiết.Giấy tờ phải rõ ràng và có giá trị pháp lý: khi quyết định thuê phòng và đặt cọc để giữ phòng, bạn và chủ nhà cần lập một tờ giao kết về tiền đặt cọc. Các điều khoản trong giao kết cần rõ ràng, và có giá trị pháp lý cao để sau này khi quay lại nhận phòng và ký hợp đồng thuê chính thức chúng ta sẽ không bị bên cho thuê đưa ra các yêu sách vô lý. Đồng thời khi ký hợp đồng chính thức cũng nên đọc kỹ các điều khoản để tránh các quyền lợi bị xâm phạm.
Chia sẻ
Tin mới nhất