Sắc màu Cuộc Sống

Cận cảnh vẻ đẹp 'nên thơ' như khách sạn 5 sao của nhà vệ sinh công cộng Sài Gòn

Ninh Đức
Chia sẻ

Sài Gòn là nơi có lượng khách du lịch lớn nhưng nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở các tuyến đường vẫn còn "vắng bóng" và kém chất lượng khiến cho ngành du lịch gặp nhiều khó khăn. Điều nay đặt ra một vấn đề cấp bách cần được thay đổi.

Với đô thị phát triển như TP.HCM thì NVSCC rất quan trọng. Đặc biệt là muốn phát triển du lịch thì phải xử lý được vấn đề thiếu NVSCC đang rất nhức nhối. Được biết, những địa điểm nhiều khách du lịch ghé thăm như Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà chưa có NVSCC. Nhiều bảo tàng cũng chưa có hoặc có cũng đã xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trước tình hình đó, các chủ doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các NVSCC hiện đại nhằm phục vụ cho người dân.

NVS4

NVSCC không còn 2 mảng màu trắng-xanh mà được thay bằng gam màu hiện đại, sạch đẹp, “nên thơ” ai nhìn vào cũng thích.

Khi hỏi về các NVSCC ở các tuyến đường, bạn Nhi (Q.10) chia sẻ: “Mình chưa thấy nhiều NVS ở các tuyến đường, một vài NVS còn mất vệ sinh không dám vào, khi các NVS '4 sao' miễn phí bắt đầu hình thành thì mình thấy cũng sạch sẽ và yên tâm hơn.”

Còn khi nói về việc các NVSCC miễn phí, ông Kiêm (Q.3) cho ý kiến: “Các NVSCC do nhà nước đầu tư tại các công viên hay bến xe thì không nên thu phí để phục vụ cho người dân. Còn nếu các doanh nghiệp đầu tư thì thu phí cũng không sao, việc đó phục vụ cho dọn vệ sinh sạch sẽ hơn.”

NVS2

NVSCC miễn phí được Ngân hàng đầu tư xây dựng phục vụ người dân.

NVS3

Đặc biệt, hiện nay các nhà đầu tư cũng bắt đầu dành riêng những phòng cho người khuyết tật giúp họ tiện lợi hơn.

Chú Minh (Q.3) còn đóng góp ý kiến sáng tạo: “Tôi thấy ở nước ngoài người ta có các bồn rửa tay dành cho trẻ em, nhưng ở Việt Nam mình thì chưa có, tôi nghĩ mình nên phát triển cái này.” NVSCC phải đảm bảo vệ sinh môi trường, có thẩm mỹ, lạ mắt, gần gũi chứ không đơn điệu hai màu xanh trắng như hiện nay.

Tuy nhiên, các NVSCC miễn phí này được xây lên vẫn chưa được đảm bảo an ninh toàn cho lắm, nhiều người vẫn còn e ngại, chị Hương (Q.10) bày tỏ: “Khi mọi người có nhu cầu thì cũng không dám ghé vào vì xe để đó không ai giữ hay là buổi tối có nhiều thành phần vào lợi dụng để hút chích chẳng dám vào đâu.” 

Góp ý về vấn đề này, bạn có nick Hulk hiến kế: “Muốn chống tiêm chích thì đừng dùng đèn sáng mà dùng đèn màu tím hoặc xanh. Dân nghiện sẽ không thấy ven.”

nvs6

Nhiều bạn bình luận khi có dự án xây NVSCC trên các tuyến đường.

Bà Lê Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cho biết trên địa bàn thành phố có 208 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó, tập trung ở các tuyến đường lớn, bến xe, chợ 155 nhà vệ sinh, khu vực thu hút khách du lịch có 53 nhà. Sở Giao thông Vận tải và một ngân hàng phối hợp đầu tư 11 nhà vệ sinh công cộng ở Q.1 và Q.5, trong đó có những nhà vệ sinh cao cấp. Bà Mỹ còn cho rằng, mạng lưới NVSCC trên toàn thành phố từ khá lâu chưa đạt chuẩn, chưa đủ, vị trí bố trí chưa phù hợp.

NVS5

NVSCC tại CV Lê Thị Riêng theo kiểu truyền thống.

Bà Mỹ thông tin thêm, Sở được phân công chủ trì xây dựng đề án xây dựng NVSCC và hiện lấy ý kiến các sở, ngành đóng góp. Nếu đề án hoàn thành sẽ xã hội hóa xây dựng NVSCC để phục vụ người dân, khách du lịch.

NVS1

Bồn rửa tay được cọ rửa sạch được xây dựng ở Quận 5.

Ông Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP. HCM - nói: “Từ trước đến giờ mình chỉ quan tâm đến chuyện làm đường, xây cầu. NVSCC cũng là hạ tầng kỹ thuật. Nhà nước đã có chủ trương đổi đất lấy hạ tầng. Sở TN-MT cần nghiên cứu, vận dụng như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư 1.000 NVSCC, đổi lại thành phố sẽ giao cho nhà đầu tư một số khu đất đã khấu trừ tiền sử dụng đất. Thành phố cũng sẽ làm bản đồ số đưa nhà vệ sinh ở các khách sạn, nhà hàng vào hỗ trợ du khách.”

Dưới đây là một đoạn PV được ghi lại những ý kiến của người dân:

Xử phạt hơn 1.500 trường hợp tiểu bậy 

Theo ông Phan Trọng Hùng, Phó phòng Quản lý đô thị kiêm Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của quận đã lập biên bản xử phạt hơn 1.500 trường hợp tiểu nơi công cộng; nhắc nhở, cảnh cáo hàng trăm người vi phạm. Nếu vi phạm lần đầu, sẽ bị phạt 200.000 đồng; tái phạm sẽ nâng lên 300.000 đồng. Người vi phạm phải đến kho bạc nộp phạt trong vòng 10 ngày.

Ông Hùng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu tiện nơi công cộng là do hệ thống NVSCC thiếu, nhiều nơi đã xuống cấp nhưng vẫn thu phí… Vì vậy, cùng với việc nhắc nhở, xử phạt các hành vi không văn minh đang diễn ra nơi công cộng, TP HCM cần nhanh chóng nâng cấp, cải tạo lại các nhà vệ sinh cũ; lắp đặt, xây thêm các nhà vệ sinh công cộng miễn phí.

Chia sẻ

Bài viết

Ninh Đức

Video

Ninh Đức

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất