Sắc màu Cuộc Sống

Cận cảnh nơi duy nhất sản xuất bếp 'ông Táo' tại Sài Gòn

Mạnh Quân
Chia sẻ

Từng là thủ phủ của bếp lò, nhưng theo thời gian, cuộc sống công nghệ, hiện đại, các loại bếp dầu, bếp ga, bếp từ ra đời và được người ta sử dụng nhiều vì tính tiện dụng, sạch sẽ của chúng. Giờ đây, cả Quận 8 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, chỉ còn đúng một cơ sở duy nhất sản xuất bếp

30 năm, một chặng đường

Đó là cơ sở sản xuất của ông Trần Văn Tiếp,thường gọi là Năm Tiếp, ngay dưới chân cầu Rạch Cây, (Phường 16, Quận 8). Ông Tiếp cho biết ông đã gắn bó với nghề hơn 30 năm, mọi vui buồn của nghề ông đều đã trải qua cả. Từ khi nghề nặn “ông lò” đang rất hưng thịnh, là nghề làm giàu cho rất nhiều hộ gia đình, cho đến khi chẳng ai còn tha thiết với nghề nữa.

loongtao33

“Ngay từ khi còn là đứa trẻ hay cùng đám bạn ra tắm sông Phú Định, tôi đã thấy mê và thích cái nghề này. Nên sau khi đi bộ đội về, tôi bắt tay vào việc mở cơ sở sản xuất bếp lò. Từ nhỏ, dần dần cơ sở của tôi cũng được khang trang như hiện nay”, ông Tiếp tâm sự.

loongtao16

Ông Trần Văn Năm, chủ cơ sở sản xuất bếp lò Năm tiếp (Phường 16, Quận 8, TP. HCM)

Hiện tại, cơ sở sản xuất bếp lò của ông Tiếp rộng hơn 2000 mét vuông và quy tụ 30 thợ làm. Trong đó có 10 thợ chính, còn lại là những thợ phụ trong việc bốc vác nguyên liệu, nhào đất, vận chuyển, canh lò, phơi lò…

longtao12

“Có những người gắn bó với tôi từ những ngày đầu mở cơ sở sản xuất đến nay, họ cũng như tôi vậy, yêu và quý cái nghề này lắm” ông Tiếp nói. Nhưng khi được hỏi vì sao không thấy những người học việc hay thợ trẻ thì ông thở dài: “Cái nghề này quanh năm suốt tháng tay chân dính bùn, lại vất vả nhào nặn, gọt, đẽo. Thanh niên bây giờ hầu hết đều chọn đi làm công nhân cho khỏe chứ chẳng ai muốn gắn bó suốt đời với bùn đất như chúng tôi”.

loongtao09

Mỗi ngày, cơ sở của ông Tiếp sản xuất được 300 - 400 chiếc bếp “ông Táo”, giá của mỗi chiếc bếp này giao động từ 25 - 60 ngàn, tùy vào khổ to, nhỏ và nơi bán. Thị trường tiêu thụ mặt hàng này chủ yếu là các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ở TP. HCM thì rất hiếm. Tuy nhiên, ông Tiếp vui vẻ cho biết là dạo gần đây bếp lò của ông còn nhập sang cả nước ngoài nữa.

Nghề lắm công phu

Để hoàn chỉnh,đẹp mắt trước khi đến tay người tiêu dùng, những người thợ làm bếp lò đã rất vất vả, tỉ mỉ và kì công. Vì phải trải qua rất nhiều bước, công đoạn khác nhau. Ông Phan Văn Tám, người đã gắn bó với nghề suốt 30 năm cho biết: “Công đoạn đầu tiên của nghề làm bếp lò là nhào đất. Đất sét thường được chọn từ các tỉnh miền Tây mang lên, sau đó trộn với tro, trấu theo tỉ lệ 7/ 3”. Lí giải điều này, ông Tám nói: “Trộn đất sét với tro, trấu là để khi nung đất có màu đỏ tươi, không bị nứt chứ không phải là để giảm chi phí nguyên liệu”.

loongtao15

Công đoạn quan trọng tiếp theo là tạo dáng cho “ông Táo”. Trước khi cho đất vào khuôn thì người thợ phải rải một lớp cát mỏng, mịn để đất không bị dính. Sau đó cứ từ từ xoay khuôn theo vòng tròn và cho đất vào, ấn cho chắc và đều tay. Rồi mang ra ngoài nắng, lật úp lò và từ từ rút khuôn ra để phơi. Thông thường, lò sẽ được phơi từ 2 - 3 nắng là đạt. Trong suốt thời gian phơi, người thợ phải tưới nước để giữ ẩm, tránh tình trạng để lò khô quá bị nứt.

loongtao07

Sau khi phơi xong, lò sẽ được cắt, gọt để trông mịn và đẹp mắt hơn. Cuối cùng là giai đoạn nung lò, nhiệt độ nung sẽ phải rất cao và luôn ổn định, lò sẽ được nung liên tục trong 2 ngày một đêm. Trước khi đến với tay người dùng, bếp lò sẽ được tân trang một lần nữa bằng cách mặc “áo giáp” được làm từ nhôm, kẽm để chống nứt, vỡ trong quá trình vận chuyển, sử dụng.

loongtao03

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, ông Tiếp cho biết vẫn sẽ cố gắng giữ gìn nghề làm bếp lò này. “Dù sao thì nó cũng chính là nguồn sống của gia đình tôi trong suốt những năm tháng khó khăn. Những người làm của tôi ở đây cũng gắn bó với nó suốt nửa đời người rồi. Không thể nói bỏ là bỏ được. Dù khó khăn mấy thì tôi vẫn quyết tâm giữ và tìm hướng phát triển mới cho nó”.

Cùng xem chùm ảnh về lò làm “ông Táo” duy nhất tại Sài Gòn cùng Saostar nhé!

loongtao34

Nhào đất là công đoạn vất vả nhất của việc làm bếp lò. Tỉ lệ đất và tro trấu được trộn lẫn theo 7/ 3 để đảm bảo lò được nung ra có màu đỏ tươi và không bị nứt.

loongtao13

Tiếp đến là công đoạn tạo dáng theo khuôn có sẵn.

loongtao10

Bếp lò sẽ được phơi từ 2 - 3 nắng và phải thường xuyên được tưới nước để giữ độ ẩm.

loongtao01

Sau khi phơi xong sẽ được vận chuyển đến nơi cắt, gọt để bếp trong thẩm mỹ hơn.

loongtao06

Ông Phan Văn Tám, người đã có 30 năm tuổi nghề đang tỉ mẩn cắt gọt những phần đất thừa để hoàn thiện chiếc bếp trước khi vào lò nung.

loongtao03

Công đoạn làm “áo giáp” cho “ông Táo” từ nhôm và kẽm.

loongtao04

“Áo giáp” với công dụng chủ yếu là để giữ bếp lò không bị sứt, vỡ trong quá trình vận chuyển.

loongtao08

Những chiếc bếp lò hoàn chỉnh chuẩn bị đến tay người sử dụng.

Chia sẻ

Bài viết

Mạnh Quân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất