Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Dự án này sẽ có gần 700 nhân sự tham gia vào việc vừa đào tạo tại hiện trường, vừa tiếp nhận dự án để sau này quản lý, vận hành và khai thác.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng cho biết đã trình lên UBND TP Hà Nội 2 phương án giá vé cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trong đó ưu tiên phương án với bình quân hành khách đi 5 - 6 km, giá vé 10.000 đồng; nếu đi cự ly ngắn thì giá vé sẽ giảm còn đi cự ly dài hơn thì tăng thêm.
Ông Vũ Hồng Phương - Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động.
Những ngày đầu, các đoàn tàu có thời gian giãn cách là 10-12 phút/chuyến.
Trong 3-6 tháng sẽ rút ngắn dần thời gian giãn cách theo thiết kế và đạt 5 phút/chuyến khi khai thác thương mại.
Trong quá trình chạy thử nghiệm, vận tốc tàu chạy tối đa là 65 km/giờ, tốc độ trung bình là 30 -35 km/giờ, tại mỗi ga, tàu sẽ dừng 1 phút.
Độ cao của giới hạn kiến trúc và giới hạn của khoảng cách giữa đáy kết cấu hoặc thiết bị với mặt ray là 4.200mm.
Đặc điểm nổi bật của đường sắt đô thị là ứng dụng công nghệ thông tin tín hiệu tự động trong chỉ huy vận hành hệ thống.
Cận cảnh đường ray.
Trung tâm điều hành tiếp nhận thông tin qua hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến, camera, tín hiệu tự động theo hệ thống thông tin riêng để điều hành.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa.
Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao và khu depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435 mm.
Cầu thang lên nhà ga.
Bên trong các nhà ga hiện đã có các thiết bị cũng như quầy bán vé, kiểm soát vé đi tàu…
Apple đang cân nhắc khả năng hợp tác với Intel để phát triển chip A20 cho iPhone 18, đánh dấu bước chuyển mình khỏi sự phụ thuộc vào TSMC – đối tác sản xuất chip độc quyền lâu nay của hãng.
Khi người tiêu dùng bất ngờ chú ý với hình thức thanh toán trả chậm, trả dần, không cần trả trước, một số hệ thống bán lẻ lại cho rằng hình thức này về bản chất không mới. Thậm chí, phương thức thanh toán này đã được Di Động Việt áp dụng rộng rãi suốt nhiều năm qua và cũng là một trong những giá trị vượt trội tại hệ thống.
Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024, khách mời sẽ có cơ hội trải nghiệm phở truyền thống và lần đầu tiên trải nghiệm "phở số" do robot thông minh chế biến.