Sắc màu Cuộc Sống

Bộ Y tế đề xuất mỗi công dân sẽ hiến máu 1 lần/năm?

Theo Báo Đất Việt
Chia sẻ

Đây chỉ là một trong các phương án của Bộ Y tế đưa ra nhằm giúp nguồn máu quốc gia đầy đủ và ổn định.

Đó là một trong những nội dung quan trọng, của dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, của Bộ Y tế.

Trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu: Giải pháp 1, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;

Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, nếu áp dụng chính sách thứ nhất thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu).

Việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân có mặt tích cực là giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định.

Hiến máu nhân đạo được đề xuất thành bắt buộc 1 năm/lần

Nếu thực hiện chính sách này thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng. Còn nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ.

Thế nhưng, theo nghiên cứu của cơ quan đề xuất dự án luật, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu thì không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng dần 28 triệu. Việc sử dụng giải pháp 1 cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với việc sử dụng giải pháp 2.

Từ những phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng nên lựa chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.

Ban soạn thảo cho rằng, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay, để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu…Xuất phát từ các lý do nêu trên cho thấy việc xây dựng Luật về máu và tế bào gốc là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo còn nhiều bàn luận khi nhiều phương án lựa chọn liên quan đến chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và góc nhìn của nhà làm luật cũng như các đơn vị quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, do nội dung của các chính sách được xác định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội; Về quyền của công dân liên quan đến hiến máu nên lựa chọn giải pháp 1 là cho phép người hiến máu được nghỉ thêm nửa ngày làm việc sau khi đi hiến máu nhằm động viên khuyến khích người dân tham gia hiến máu tình nguyện.

Dự kiến khi Luật ban hành, thì các cơ quan, tổ chức phải chịu sự điều chỉnh của Luật phải triển hành triển khai thi hành, trong đó Bộ Y tế sẽ là cơ quan có chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức triển khai Luật.

Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 của Quốc hội khóa XIV và thông qua dự án Luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội khóa XIV.

Trong một diễn biến liên quan, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010 lượng máu tiếp nhận của các nước đạt 1.051.438 đơn vị (đáp ứng 45% nhu cầu về máu và tỷ lệ hiến máu mới đạt 0,9% số dân hiến máu).

Mặc dù lượng máu không đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác điều trị nhưng trên thực tế hiện nay việc sử dụng máu còn khá lãng phí vì hầu hết các cơ sở y tế vẫn đang thực hiện việc truyền máu toàn phần (>80% ở hầu hết các tỉnh) do chưa đủ điều kiện để sản xuất các chế phẩm máu.

Bên cạnh đó, an toàn truyền máu cũng là vấn đề đáng quan ngại trong giai đoạn hiện nay vì ở nước ta vẫn đang sử dụng các kỹ thuật sàng lọc bằng huyết thanh chưa đảm bảo an toàn, đang ở mức độ thô sơ.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Báo Đất Việt

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất