Sắc màu Cuộc Sống

'Bác sĩ Hoàng Công Lương là nạn nhân của một ê kíp cẩu thả, tắc trách, quan liêu'

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ

"Chúng tôi bảo vệ bác sĩ Hoàng Công Lương không phải dung túng bao che cái xấu. Chúng tôi bảo vệ bác sĩ Lương nghĩa là bảo vệ đạo đức và sự tử tế tấm áo Blouse trắng cho ngành y".

VKSND tỉnh Hòa Bình mới đây đã hoàn tất cáo trạng và truy tố 3 bị can, trong đó có bác sĩ Hoàng Công Lương (SN 1986; HKTT Quốc Oai, Hà Nội; đang ở: xóm 9, xã Sủ Ngòi, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), với tội danh “vô ý làm chết người” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đây được xác định là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, khiến 8 người tử vong tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2017. Hai bị can đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình; riêng bác sĩ Hoàng Công Lương đang chấp hành theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Bản cáo trạng được công bố một lần nữa làm xôn xao dư luận, tạo ra nhiều quan điểm, phản ứng trái chiều của giới y bác sĩ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Ths. BS Nguyễn Thu Hà, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện FV TP.HCM - admin fanpage “Chống bạo hành y tế”, xung quanh quan điểm về vấn đề này.

PV: Xin chào bác sĩ Thu Hà, việc truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương đang gây nhiều xôn xao, ý kiến trái chiều từ dư luận. Cá nhân chị có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà: Sự việc hôm đó khiến chúng tôi bàng hoàng, rất lâu sau này, hình ảnh bác sĩ Lương bị áp giải vẫn còn ám ảnh, như cứa vào vết thương tự trọng nghề nghiệp. Tôi cảm thấy sự hoang mang và chán nản bao trùm toàn thể tâm trí nhân viên y tế suốt một thời gian dài.

Về trường hợp của bác sĩ Lương, cá nhân tôi xin phép được hỏi: “Nếu các giấy tờ hành chính kia đầy đủ, có chắc 8 bệnh nhân kia được chạy thận không chết?”.

Nguyên nhân chết người người thực sự đâu phải do thiếu tờ giấy có chữ ký kia, ai cũng hiểu điều đó.

Bác sĩ Lương chỉ làm đúng chức trách phận sự của một bác sĩ cứu người, vì nếu không lọc máu sớm thì 3 trong số 10 bệnh nhân kia sẽ suy thận nhiễm độc không hồi phục. Nếu bạn là bác sĩ, bạn có để bệnh nhân nặng của mình chờ đợi từ thứ Bảy đến thứ Hai hay không?

Theo tôi, vụ việc không phải tại bác sĩ Lương. Nhận biết chỉ số an toàn trong đo đạc nước sạch không thuộc phạm vi trách nhiệm của bác sĩ.

“Do cẩu thả nên sau khi sục rửa đã quên xả 2 đầu vào máy làm tồn dư hóa chất trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận” - như cáo trạng viết, lỗi này thuộc về ai?

Với tôi, bác sĩ Lương chỉ là nạn nhân của một ê kíp cẩu thả, tắc trách, quan liêu hôm đó. Điều đó bóp nghẹt tim tôi.

Để bệnh nhân rơi vào thảm cảnh bác sĩ Lương chắc chắn quá khổ tâm, đau xót. Có nỗi khổ nào bằng khi bác sĩ phải vô vọng chứng kiến 8 bệnh nhân của mình cùng lúc lịm đi, còn mình thì bất lực không thể làm gì khác? Nỗi ám ảnh đó cả đời chẳng thể nguôi được đâu.

Có điều không nói ra nhưng chúng tôi biết bác sĩ Hoàng Công Lương đã rất cố gắng kiên cường để vượt qua thời gian khủng khiếp ấy. Gần 14 ngày bác sĩ Lương bị giam giữ là thảm cảnh và cũng là bài học xương máu cho tất cả chúng tôi. Ngành y đặc biệt có những bài học đau xót không có lần thứ 2 để áp dụng.

Nhưng các bạn thấy đó, hôm 18/3 bác sĩ Lương vẫn vững vàng đấy thôi, anh vẫn cứu được thêm mạng sống cho 2 con người, điều đó cũng khiến chúng tôi nể trọng.

Trong ngành y, những trường hợp tai biến ngoài tầm kiểm soát y học giống như vụ việc của bác sĩ Lương còn rất nhiều. Nếu áp hành chính đợi đủ thủ tục giấy tờ sẽ làm chậm quá trình cấp cứu, bệnh nặng sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Khi không được cấp cứu kịp thời, chính bệnh nhân mới bị lãnh chịu hậu quả xấu nhất, có khi còn mất đi cả mạng sống.

PVNhư chị nói trên, việc này khiến giới bác sĩ lo lắng vì bác sĩ khó có thể làm theo thủ tục hành chính cồng kềnh, đôi khi cần “vượt rào” để cứu người bệnh, và như vậy nếu tai biến có thể phải ra tòa?

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà: Thực tế sẽ còn rất nhiều những trường hợp tương tự như những case (trường hợp) của bác sĩ Lương. Con đường y tế sẽ phát triển ra sao nếu trong tâm trí các y bác sĩ , khi làm nhiệm vụ cứ nơm nớp lo sợ đối diện với trách nhiệm hình sự?

Chính vì tôi cũng là một bác sĩ nên tôi rất giận và sợ hãi. Cái bóng thủ tục hành chính rườm rà cản trở những quyết định quí giá, những thời khắc tính bằng phút, để cướp sự sống từ tay tử thần về cho người bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hà.

VKSND tỉnh Hòa Bình mới đây đã hoàn tất cáo trạng và truy tố 3 bị can, trong đó có bác sĩ Hoàng Công Lương (SN 1986; HKTT Quốc Oai, Hà Nội; đang ở: xóm 9, xã Sủ Ngòi, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), với tội danh “vô ý làm chết người” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đây được xác định là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, khiến 8 người tử vong tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2017. Hai bị can đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình; riêng bác sĩ Hoàng Công Lương đang chấp hành theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Bản cáo trạng được công bố một lần nữa làm xôn xao dư luận, tạo ra nhiều quan điểm, phản ứng trái chiều của giới y bác sĩ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Ths. BS Nguyễn Thu Hà, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện FV TP.HCM - admin fanpage “Chống bạo hành y tế”, xung quanh quan điểm về vấn đề này.

PV: Xin chào bác sĩ Thu Hà, việc truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương đang gây nhiều xôn xao, ý kiến trái chiều từ dư luận. Cá nhân chị có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà: Sự việc hôm đó khiến chúng tôi bàng hoàng, rất lâu sau này, hình ảnh bác sĩ Lương bị áp giải vẫn còn ám ảnh, như cứa vào vết thương tự trọng nghề nghiệp. Tôi cảm thấy sự hoang mang và chán nản bao trùm toàn thể tâm trí nhân viên y tế suốt một thời gian dài.

Về trường hợp của bác sĩ Lương, cá nhân tôi xin phép được hỏi: “Nếu các giấy tờ hành chính kia đầy đủ, có chắc 8 bệnh nhân kia được chạy thận không chết?”.

Nguyên nhân chết người người thực sự đâu phải do thiếu tờ giấy có chữ ký kia, ai cũng hiểu điều đó.

Bác sĩ Lương chỉ làm đúng chức trách phận sự của một bác sĩ cứu người, vì nếu không lọc máu sớm thì 3 trong số 10 bệnh nhân kia sẽ suy thận nhiễm độc không hồi phục. Nếu bạn là bác sĩ, bạn có để bệnh nhân nặng của mình chờ đợi từ thứ Bảy đến thứ Hai hay không?

Theo tôi, vụ việc không phải tại bác sĩ Lương. Nhận biết chỉ số an toàn trong đo đạc nước sạch không thuộc phạm vi trách nhiệm của bác sĩ.

“Do cẩu thả nên sau khi sục rửa đã quên xả 2 đầu vào máy làm tồn dư hóa chất trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận” - như cáo trạng viết, lỗi này thuộc về ai?

Với tôi, bác sĩ Lương chỉ là nạn nhân của một ê kíp cẩu thả, tắc trách, quan liêu hôm đó. Điều đó bóp nghẹt tim tôi.

Để bệnh nhân rơi vào thảm cảnh bác sĩ Lương chắc chắn quá khổ tâm, đau xót. Có nỗi khổ nào bằng khi bác sĩ phải vô vọng chứng kiến 8 bệnh nhân của mình cùng lúc lịm đi, còn mình thì bất lực không thể làm gì khác? Nỗi ám ảnh đó cả đời chẳng thể nguôi được đâu.

Có điều không nói ra nhưng chúng tôi biết bác sĩ Hoàng Công Lương đã rất cố gắng kiên cường để vượt qua thời gian khủng khiếp ấy. Gần 14 ngày bác sĩ Lương bị giam giữ là thảm cảnh và cũng là bài học xương máu cho tất cả chúng tôi. Ngành y đặc biệt có những bài học đau xót không có lần thứ 2 để áp dụng.

Nhưng các bạn thấy đó, hôm 18/3 bác sĩ Lương vẫn vững vàng đấy thôi, anh vẫn cứu được thêm mạng sống cho 2 con người, điều đó cũng khiến chúng tôi nể trọng.

Trong ngành y, những trường hợp tai biến ngoài tầm kiểm soát y học giống như vụ việc của bác sĩ Lương còn rất nhiều. Nếu áp hành chính đợi đủ thủ tục giấy tờ sẽ làm chậm quá trình cấp cứu, bệnh nặng sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Khi không được cấp cứu kịp thời, chính bệnh nhân mới bị lãnh chịu hậu quả xấu nhất, có khi còn mất đi cả mạng sống.

PV: Như chị nói trên, việc này khiến giới bác sĩ lo lắng vì bác sĩ khó có thể làm theo thủ tục hành chính cồng kềnh, đôi khi cần “vượt rào” để cứu người bệnh, và như vậy nếu tai biến có thể phải ra tòa?

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà: Thực tế sẽ còn rất nhiều những trường hợp tương tự như những case (trường hợp) của bác sĩ Lương. Con đường y tế sẽ phát triển ra sao nếu trong tâm trí các y bác sĩ , khi làm nhiệm vụ cứ nơm nớp lo sợ đối diện với trách nhiệm hình sự?

Chính vì tôi cũng là một bác sĩ nên tôi rất giận và sợ hãi. Cái bóng thủ tục hành chính rườm rà cản trở những quyết định quí giá, những thời khắc tính bằng phút, để cướp sự sống từ tay tử thần về cho người bệnh.

Nếu tôi là bác sĩ, trước sự sống còn liên quan đến tính mạng và sự an toàn của người bệnh, tôi chắc chắn sẽ có lúc phải “vượt rào thủ tục hành chính” không cần thiết để cứu sự sống cho bệnh nhân.

Bởi lúc ấy trong đầu còn có điều gì quan trọng hơn thế đâu, làm gì có thời gian mà nghĩ bị kỷ luật hay rắc rối pháp lý, lúc ấy tâm trí bác sĩ chỉ có ý nghĩ làm thế nào cho bệnh nhân được sống, được thở, thế thôi.

Cũng giống bác sĩ Lương, nếu chỉ vì đánh đổi tính mạng bệnh nhân lấy sự an toàn cho bản thân thì lương tâm thầy thuốc tôi không làm được.

PV: Có phải trong cộng đồng y bác sĩ, quan điểm “bảo vệ bác sĩ Lương” là điều nhiều người muốn nói? Vì sao cán bộ ngành y lại có nhiều người muốn bảo vệ bác sĩ Lương - như chị chẳng hạn?

Bác sĩ Nguyễn Thu Hà: Chính xác bạn ạ! Cho đến giờ phút này, như các bạn đã thấy đó, hôm 18/3 bác sĩ Lương và kíp trực vẫn diễn ra bình thường và bệnh nhân đông và hơi quá tải.

Trong đó, anh vẫn cấp cứu thành công:

* 1 bệnh nhân tràn khí màng phổi trái phải dẫn lưu khí.

* 1 bệnh nhi sơ sinh non tháng bị hội chứng màng trong phải bơm sufactant, thở máy, nằm lồng ấp.

Cũng giống như hôm xảy ra sự cố, anh đã theo xe đưa các bệnh nhân xuống Hà Nội cấp cứu cùng các đồng nghiệp tại tuyến Trung ương. Điều đó cho thấy bác sĩ Lương là người tử tế và rất tâm huyết tử vì nghiệp.

Chúng tôi bảo vệ bác sĩ Lương không phải dung túng bao che cái xấu. Chúng tôi bảo vệ bác sĩ Lương nghĩa là bảo vệ đạo đức và sự tử tế tấm áo Blouse trắng cho ngành y.

Bảo vệ bác sĩ Lương vì lẽ phải và sự sống, đúng lúc cam go nguy cấp cần phải xử trí vì sự sống và an toàn cho người bệnh.

Một lần nữa, bảo vệ bảo vệ Lương là bảo vệ chính chúng tôi - đồng nghĩa giữ cho chúng tôi còn thêm nhiệt huyết để bơi tiếp trong bể trầm luân tử nghiệp đời y.

Việc truy tố BS Lương trong vụ án này chúng tôi không cam tâm, bởi nó khiến niềm tin của chúng tôi bị lung lay. Rõ ràng, bác sĩ đang làm hết cách để cứu người cơ mà! Sự số đường ống không được sục rửa đúng đâu phải lỗi của bác sĩ? Bộ phận nghiệm thu là ai? Bộ phận nào giám sát qui trình ấy?

Chúng tôi không cam tâm bởi lỗi của bác sĩ Lương chỉ là lỗi hành chính. Thiếu giấy biên nhận bàn giao vì đó là ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật), mà dẫu có đủ tờ giấy ấy thì sự thật là sự cẩu thả trong khâu sục rửa ống nước vẫn xảy ra cơ mà!

Chúng tôi đơn giản chỉ muốn làm phận sự của người thầy thuốc, được tận tâm vói nghề nghiệp mà cả đời mình đã gắn bó tâm huyết.

Tôi tha thiết đề nghị các cơ quan pháp lý hãy bắt tay ngay vào công cuộc bảo vệ người thầy thuốc để họ không lao đao, có một hành lang pháp lý an toàn đủ mạnh đủ rộng cho họ thoát thân.

Xin đừng tìm cách đẩy bác sĩ chúng tôi sâu vào vòng lao lý. Hãy bảo vệ nhân viên y tế từ mọi cấp và mọi cách sớm nhất có thể.

- Vâng xin cảm ơn chị!

Chia sẻ

Bài viết

Theo Trí Thức Trẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất