Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

1.001 kiểu thưởng Tết khiến người được nhận chỉ biết… cười ra nước mắt

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Dịp Tết cận kề, có những công ty thưởng tết cho nhân viên với số tiền lên đến chục triệu đồng thì có những công ty, cơ quan, doanh nghiệp lại thưởng tết chỉ có vài chục ngàn, thậm chí thưởng bằng hiện vật khiến người lao động cười không được mà khóc cũng không xong.

Sau một năm làm việc vất vả, ai cũng mong ngóng một khoản tiền thưởng Tết kha khá để có thể mua sắm những vật dụng có giá trị cho gia đình, người thân, hay chỉ đơn giản là có một cái Tết đầy đủ hơn. Bên cạnh những người nhận được mức thưởng khác, vẫn có những người ngậm ngùi với số tiền thưởng Tết chỉ mang tính tượng trưng, khích lệ tinh thần.

Hàng loạt công nhân tại nhiều công ty đình công vì… thưởng Tết thấp

Không phải Công ty nào cũng có chế độ thưởng Tết hậu hĩnh với công nhân, ngược lại, rất nhiều công ty, công nhân vẫn chưa biết mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền thưởng, bởi công ty không công khai hoặc chưa công bố.

Vừa qua, ngày 17/01, vụ việc công nhân thuộc công ty TNHH kỹ thuật điện tử MSL (xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã đình công tập thể yêu cầu Công ty công khai thưởng tết khiến dư luận quan tâm.

Một nữ công nhân của công ty này cho biết, công ty này đã hoạt động được 3 năm, 2 năm trước công ty đều không công khai mức thưởng tết; năm ngoái, đến ngày 30 Tết, công ty mới gửi cho 200.000 đồng thưởng tết vào tài khoản của mỗi người. “Với số tiền đấy thì mua quần áo cho con còn không đủ, nói gì đến sắm sửa để có cái tết đầy đủ như mọi người” - nữ CN này ngao ngán.

Công nhân biểu tình yêu cầu Công ty công khai thưởng Tết.

Tương tự, ngày 12/01, khoảng 6.700 công nhân của 2 công ty may tại khu công nghiệp Tam Thăng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã đình công vì bị ép làm việc và thưởng Tết thấp.

Cụ thể, khoảng 700 công nhân thuộc Công ty TNHH Moon Chang Vina và gần 6.000 công nhân của Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng tổ chức đình công trong cùng một ngày.

Theo công nhân ở 2 công ty, nguyên nhân dẫn đến việc đình công là do các quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, từ việc tăng ca quá nhiều ngày trong một tuần, lương thưởng Tết Nguyên đán thấp, suất ăn không đảm bảo, thiếu dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho công nhân…

Ép tăng ca nhiều trong khi quyền lợi không đảm bảo, thưởng Tết quá thấp khiến người lao động bức xúc.

Công ty chuyên sản xuất gì thì thưởng Tết bằng sản phẩm ấy

Những năm gần đây, nhiều công ty may mặc hoạt động không mấy khởi sắc, đơn hàng giảm mạnh, do đó không có tiền chi thưởng Tết. Để khích lệ nhân viên, một công ty dệt may tại Hoàng Mai, Hà Nội đã sử dụng ngay sản phẩm của công ty sản xuất thưởng cho nhân viên.

Thay vì thưởng Tết một tháng lương như mọi năm, công ty quyết định thưởng cho mỗi nhân viên 70 chiếc quần đùi. Trước khoản thưởng Tết độc đáo ấy, nhiều nhân viên phàn nàn rằng vào những ngày đông như hiện nay, thưởng bằng quần đùi thì thật “vô duyên, vô dụng”.

Qùa thưởng Tết “có một không hai”.

Một công ty xuất nhập khẩu trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) do đối tác ế hàng nên trả cổ phần bằng dầu ăn, công ty này đã lấy luôn hiện vật đó làm khoản thưởng cho cán bộ, nhân viên.

Nhân viên một công ty sữa tại Hà Nam đã quá quen thuộc với việc công ty trả thưởng bằng sữa. Không chỉ Tết Nguyên đán, các dịp lễ, kỷ niệm lớn, công ty cũng đều quy thưởng ra sữa. Tết này, ngoài lương tháng 13, nhân viên lại nhận về thêm 2 thùng sữa.

Thậm chí, theo thống kê mới nhất của Cục Quan hệ lao động và tiền lương (Bộ LĐ - TB - XH), mức thưởng Tết Âm lịch thấp nhất năm nay cũng thấp hơn năm trước, chỉ 20.000 đồng/người, do một doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc thưởng cho người lao động. Trong khi đó, năm 2017, người lao động nhận thưởng Tết Nguyên đán thấp nhất là 50.000 đồng.

Giáo viên vùng sâu, vùng xa cũng chỉ nhận thưởng Tết bằng gói mỳ chính, túi trà

Vốn dĩ, các trường học ở đây đã khó khăn, thiếu thốn, ngân sách eo hẹp nên Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ biết “động viên” thầy cô giáo số tiền 50-70 nghìn cùng cuốn lịch, gói mì chính, gói trà, cân đường… thậm chí họ còn phải trích tiền cho giáo viên ở lại trực trường ngày Tết.

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Càn (Kỳ Sơn) nằm ở khu vực biên giới đặc biệt khó khăn với 25 cán bộ, giáo viên những ngày cuối tuần cũng chuẩn bị chộn rộn về Tết.

Năm nay, theo các giáo viên, nhờ có sự hỗ trợ của nhà trường, chi bộ và công đoàn nên mỗi người cũng nhận được 400 nghìn tiền thưởng. Ấy cũng là một niềm động viên an ủi lớn đối với những thầy cô giáo đã cống hiến sức mình cho vùng biên viễn này.

Giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Càn gói bánh cho học sinh đón tất niên. Ảnh: Báo Nghệ An.

Thầy Hồ Đăng Quyền chia sẻ: Quê tôi ở tận Quỳnh Lưu, lên đây công tác đã 12 năm, mỗi học kỳ chỉ tranh thủ về nhà được vài ba lần vì đường sá xa xôi. Nghe nói đến nghỉ Tết chỉ muốn được nhanh chóng về với gia đình. Trong nhà là chủ gia đình nhưng từ khi lên đây công tác chưa một lần nào được tự tay sửa soạn đồ đạc cúng ông công ông Táo. Số tiền thưởng năm nay của nhà trường cũng đã phần nào giúp tiền xe cộ đi về trong dịp này.

“Cũng may năm nay nhận được 2 tháng lương một lúc, chứ với tiền Tết được 400 nghìn thì chẳng biết mua sắm, chi tiêu thế nào”, thầy Quyền ngậm ngùi.

Khác với các thầy giáo cùng trường, vốn có bàn tay khéo léo, nhiều giáo viên nữ của trường này lại tranh thủ thời gian rỗi làm nhiều loại bánh kẹo để đưa về gia đình đón Tết.

Giáo viên vùng cao Nghệ An chuẩn bị cành đào, lá dong về quê ăn Tết. Ảnh: Báo Nghệ An.

Cô Nguyễn Thị Tình, quê ở Thanh Chương, tâm sự rằng do năm nào cũng vậy, thời gian nghỉ Tết ít ỏi, tính cả ngày đi, ngày về đã mất 2 ngày nên dù về nghỉ nhưng chẳng bao giờ cô tự tay sửa soạn Tết cho gia đình được. Đồng lương eo hẹp, tiền thưởng được bốn trăm bạc nên nhiều thứ phải chuẩn bị tại trường rồi mới đem về.

“Nhờ chị em trong trường nữa nên năm nay ngoài cành đào, lá dong tôi còn làm thêm được kẹo cà, mứt mang về cho gia đình đón Tết. Về nhà được mấy ngày vừa lo cho con cái vừa lo cúng đơm không có thời gian nữa”, cô Nguyễn Thị Tình chia sẻ.

Thầy Lô Khăm Phu - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nậm Càn, cho biết việc thưởng Tết cho cán bộ, giáo viên còn phải tùy thuộc vào việc cân đối ngân sách nhà trường. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, dù ít hay nhiều đơn vị cũng dành ra một ít để thưởng cho mọi người về ăn Tết gọi là động viên”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?