Nếu theo dõi hashtag #PostRefRacism trên mạng xã hội, bạn sẽ được đọc những câu chuyện kinh khủng về "mặt tối" của người Anh sau khi nước này rời khỏi EU.
Mới tuần trước, 51,9% cử tri Anh bỏ phiếu thuận để dẫn tới quyết định đưa đất nước rời khỏi liên minh châu Âu (EU), gây ra cú sốc chính trị cho toàn thế giới. Nhiều nhà phân tích cho rằng, một trong những lý do chính khiến dân Anh nôn nóng muốn rời khỏi EU là để thoát khỏi những người nhập cư. Bởi vậy ngay sau khi Brexit xảy ra, nhiều người nhập cư phải hứng chịu làn sóng phân biệt chủng tộc bắt nguồn từ cư dân bản địa. Sau đây là một số câu chuyện được các nạn nhân chia sẻ bằng hashtag #PostRefRacism trên mạng xã hội:
Biên tập viên chính trị Adam Boulton của đài Sky News kể rằng, chỉ trong cuối tuần vừa qua ông và gia đình đã tận mắt chứng kiến 3 lần những câu hỏi kiểu “Bao giờ mày mới cút về quê?” nhằm vào người nhập cư.
Khi thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn và trưng cầu dân ý ngay ngoài đường, phóng viên Ciaran Jenkins của đài C4 News tường thuật lại: “Chỉ đứng đây 5 phút mà đã có 3 người khác nhau hét lên 'đuổi chúng về đi'”.
Cuộc phỏng vấn người qua đường cho kết quả 70% được hỏi ủng hộ Brexit. Vấn đề nhập cư, dân Hồi giáo và tinh thần yêu nước là những lý do phổ biến được họ nêu ra.
Một người Rumani đang sống ở Anh chia sẻ cảm xúc khi mình khi biết người ta bỏ phiếu rời bỏ là vì những người nhập cư như anh: “Cảm giác không tốt lắm. Tôi cũng là con người mà.”
Một người đàn ông kể lại trải nghiệm ở siêu thị Tesco (Gloucester), có ai đó đã hét lên rằng: “Đây là nước Anh, bọn ngoại quốc có 48 giờ để cút khỏi đây”.
Thậm chí sự kì thị còn len lỏi vào tận trường học. Con gái của James Titcombe nói với anh ai đó đã viết câu “[Tên đứa trẻ] cút về Rumani” trên tường nhà vệ sinh nữ.
Trên xe bus, một phụ nữ lớn tuổi hân hoan nói với một phụ nữ Ba Lan trẻ cùng con của cô ấy hãy gói ghém đồ đạc và mau cút xéo.
Hai vợ chồng ở bàn bên cạnh tôi nói với cô phục vụ Ba Lan: “Sao cô có thể vui vẻ vậy chứ? Cô chuẩn bị về nhà rồi”, sau đó cả hai cùng cười phá lên.
Bức hình chụp người đàn ông mặc chiếc áo in dòng chữ “Chúng ta thắng rồi. Gửi chúng về nhà thôi.”
Hàng xóm của tôi là phó hiệu trưởng và chị ấy nói mấy đứa trẻ người Ba Lan khóc lóc vì chúng lo sợ gia đình mình sẽ bị trục xuất.
Sáng nay trên đường đi làm, tôi gọi điện cho gia đình ở Ba Lan và người phụ nữ đối diện cứ nhìn chằm chặp tôi. Khi cúp máy, bà ấy hỏi tôi có phải người Ba Lan và tôi tự hào trả lời rằng đúng vậy. Sau đó bà ấy nói với tôi rằng tôi nên “sợ hãi” và phải chuẩn bị visa để được ở lại đất nước CỦA bà ấy. Là một người Ba Lan đã sống ở Anh lâu năm và cảm thấy đã thuộc về đất nước này, có nhiều đóng góp vào nền khoa học Anh và tin rằng ở lại liên minh mới là con đường đúng đắn, tôi đã nói: “Mặc kệ bà và quan điểm phân biệt đối xử của bà.”
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh vừa qua càng chứng minh làn sóng chống dân nhập cư đã trở nên trầm trọng ở châu Âu. Không phải bất cứ lý do gì liên quan đến kinh tế hay đối ngoại, chính vấn đề nhập cư hay bài Hồi giáo mới là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rời khỏi EU của những người Anh bảo thủ. Còn về phía những người nhập cư, họ cho rằng nếu nước Anh mới trở nên phân biệt và cục bộ địa phương như vậy, chắc chắn nhiều người sẽ cân nhắc quyết định đi khỏi đây.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh tiếp tục chứng minh đẳng cấp khi xuất hiện trong bữa tiệc tối với phong cách thanh lịch và sang trọng, đúng chuẩn dâu hào môn thực thụ.
Showbiz 24h: Quỳnh Nga gây ấn tượng ở Bước Nhảy Hoàn Vũ, Hoàng Yến tức giận về câu chuyện lấy chồng thứ 5 là hai thông tin gây chú ý trong ngày hôm nay.