Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Video núi lửa nhân tạo Darvaza - 'cánh cửa địa ngục' cháy rực suốt 40 năm

Nằm giữa sa mạc Karakum của quốc gia Trung Á, Turkmenistan là miệng núi lửa nhân tạo Darvaza - một trong những cảnh quan kỳ bí nhất của thế giới hay còn được biết đến với cái tên "Cánh cửa địa ngục".

Thước phim từ trên cao ghi lại hình ảnh miệng núi lửa nhân tạo Darvaza hay còn được biết tới với cái tên ”cánh cửa địa ngục” nằm giữa sa mạc Karakum của quốc gia Trung Á, Turkmenistan và đã bùng cháy trong suốt hơn 40 năm .

Các nhà địa chất tìm ra nơi này nhằm đáp ứng nhu cầu khí gas của Liên Xô vào năm 1971.Trong quá trình khai thác đã có tính toán sai lệch dẫn đến sự cố sập hầm chứa thiết bị khai thác làm khí gas bị tràn ra ngoài. Nhận thấy khí độc hại có thể ảnh hưởng tới người dân sinh sống gần đó, các nhà địa chất đã đốt những khí gas này lên để chúng cạn kiệt tuy nhiên sự dồi dào của loại khí này đã giúp miệng núi lửa hoạt động trong suốt 40 năm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiếp ảnh gia Alessandro Belgiojoso đã chụp lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của miệng núi lửa giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan - đã hoạt động hơn 40 năm

Miệng núi lửa này đã hoạt động trong suốt 40 năm qua

Nơi đây đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch . Tuy nhiên chính quyền địa phương đồng thời khuyến cáo về sự nguy hiểm của miệng núi lửa

Miệng núi lửa nhân tạo Darvaza là một trong những kỳ quan bí ẩn nhất thế giới. Nơi này trở thành địa điểm nghiên cứu cho các nhà khoa học.

Vị trí của Darvaza trên bản đồ

Sức nóng khủng khiếp khiến du khách chỉ có thể tiến tới vài phút cạnh miệng núi lửa.

Một kỳ quan bí ẩn, tuy nhiên lại rất thu hút nhiều khách tham quan.

Nhờ sự độc đáo và bí hiểm, nơi này thu hút rất nhiều khách du lịch. Với đường kính khoảng 70 mét, sâu 30 mét,miệng núi lửa được tạo ra do một sự cố khai thác khí gas.

Hình ảnh du khách ở rìa của miệng núi lửa nhân tạo Darvaza nằm tại sa mạc Karakum, Turkmenistan

Lo ngại về sự nguy hiểm của nơi này, các nhà địa chất Nga đã phân cách một ngọn lửa gas gần miệng núi lửa.

Núi lửa nhân tạo Darvaza có đường kính 40 mét và sâu 30 mét.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Sun

Được quan tâm

Tin mới nhất