Đây là lần thứ hai trong ba năm tiểu hành tinh này bay qua hành tinh của chúng ta. Trước đó, nó từng bay qua Trái Đất với khoảng cách gần 500.000 km ngày 31/10/2015.
Trang Mother Nature Network cho hay, năm nay tiểu hành tinh này sẽ bay cách hành tinh của chúng ta khoảng 38 triệu km vào ngày 11/11.
Tiểu hành tinh này chính thức được công nhận với tên gọi 2015 TB145. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) gọi nó với nhiều cái tên như “tiểu hành tinh Halloween”, “quả bí ngô lớn” hay “sao chổi chết chóc”.
Tiểu hành tinh với chiều rộng hơn 600 m có cái tên “sao chổi chết chóc” không chỉ vì hình đầu lâu mà nó mang mà còn vì nó thực sự là một tiểu hành tinh không có sự sống lâu năm.
Nhiều lần bay qua mặt trời khiến tiểu hành tinh này bốc hơi, trang Mother Nature Network cho hay.
“Chúng tôi nhận thấy 'sao chổi chết chóc' phản chiếu khoảng 6% ánh sáng nó nhận từ mặt trời. Nó giống như nhựa đường mới vậy. Và trong khi chúng ta nhận định nó khá tối, thực tế nó lại sáng hơn các sao chổi thông thường (phản chiếu chỉ khoảng từ 3-5% ánh sáng)”, Vishnu Reddy, nhà nghiên cứu tại viện Khoa học Hành Tinh ở thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ chia sẻ năm 2015.
Kính thiên văn Green Bank đặt tại Tây Virginia, Mỹ đã chụp lại được hình ảnh thiên thạch lúc sáng sớm vào đúng ngày lễ Halloween năm 2015. Lần bay đó cũng là lần bay với khoảng cách gần Trái Đất nhất của “sao chổi chết chóc”.
Lần tiếp theo, tiểu hành tinh sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 1/11/2088 với khoảng cách 6,4 triệu km.