Trăng xanh, trăng máu và siêu trăng là những hiện tượng thiên văn không mấy xa lạ nhưng cả 3 đồng thời xuất hiện lại là hiện tượng vô cùng hiếm gặp.
“Bữa tiệc thiên văn” diễn ra vào tối ngày 31/1 được gọi là “Super Blood Blue Moon”, ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên. Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp và đặc biệt, tại khu vực Bắc Mỹ, hiện tượng này 150 năm mới có một lần.
Trong “bữa tiệc” này, Châu Úc may mắn là nơi được ngắm trăng hỗn hợp đầu tiên. Trái lại, Nam Mỹ, phần rìa ở phía đông của Bắc Mỹ, châu Phi và phần lớn châu Âu không thể nhìn thấy hiện tượng hiếm có này.
Châu Úc vinh dự là nơi đầu tiên trên trái đất được chiêm ngưỡng hiện tượng đặc biệt này.
Hiện tượng nguyệt thực ở Tokyo, Nhật Bản.
Nguyệt thực ở Singapore.
Mọi người rủ nhau leo lên dãy núi Los Andes ở Santiago, Chile, để ngắm siêu trăng.
Mặt trăng sáng rực phía sau tháp thương mại Lakhta Centre, thành phố St Petersburg, Nga.
Hiện tượng nguyệt thực ở Jakarta, Indonesia.
Trăng xanh được “treo” bên cạnh ngọn tháp ở công viên Balboa, San Diego, California.
Bữa tiệc trăng “3 trong 1” ở phía sau phà Staten Island Ferry, Brooklyn.
Trăng mọc giữa lá cờ Anh và Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc.
Người dân chuẩn bị đồ nghề để ngắm hiện tượng thiên văn 150 năm mới có một lần ở Hong Kong, Trung Quốc.
Ánh trắng lấp ló sau chiếc camera an ninh ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc.
Siêu trăng ở cung điện hoàng gia tại Bangkok, Thái Lan.
Siêu trăng sau một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan.
Siêu trăng tại Siero, Tây Ban Nha.
Mặt trăng sáng rực phía sau thủ đô Jerusalem, Israel.
Ánh trăng đang mất dần phía sau tháp Tokyo Skytree ở Nhật Bản.
Trăng máu tại thủ đô Naypyitaw, Myanmar.
Trăng treo lơ lửng trên bánh xe Ferris tại bến tàu Santa Monica, California.
Ánh trăng phía sau một bức tượng ở ga tàu Chhatrapati Shivaji Terminus, Mumbai, Ấn Độ.