Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thực hư cáo buộc ‘Tổng thống Obama là người sáng lập của IS’

Trước đó, tại cuộc vận động ở Fort Lauderdale, Florida, ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã gây sốc khi cho rằng, "Obama là người sáng lập ra IS", và khẳng định "người đồng sáng lập là bà Hillary Clinton".

Và hôm qua, trên kênh CNBC, dựa trên những gì đã được chuẩn bị kỹ càng và chỉ việc đọc theo máy nhắc chữ, ngài Donald Trump tái khẳng định lần nữa lời cáo buộc trên của mình. Và sau đây là ý kiến dưới góc nhìn của Peter Bergen, nhà phân tích an ninh quốc gia của CNN, và một giáo sư tại Đại học bang Arizona, Mỹ được đăng trên tờ CNN online về vụ việc này như sau:

cover

“Tổng thống Obama là người sáng lập của IS” có bao nhiêu phần sự thật?

Giống như các phát ngôn bùng nổ trước đó, các tuyên bố này của Trump đều “sai” hoàn toàn.

Người sáng lập của tổ chức IS là Abu Bakr al-Baghdadi, một giáo sĩ Iraq lưu vong mà lực lượng quân đội dưới quyền Tổng thống Obama đã từng tiêu diệt. Sự phát triển của IS được khơi nguồn từ một phần tử cá biệt người Jordan có tên là Abu Musab al-Zarqawi, kẻ sáng lập ra tổ chức tiền thân của IS, Al-Qaeda tại Iraq.

Điều gì đã cho Zarqawi cơ hội để tạo ra Al-Qaeda ở Iraq?

Sự thật hiển nhiên là do quyết định của cựu Tổng thống George W. Bush khi bắt đầu trận “trả thù” (hay theo nhiều ý kiến, đây chính là một cuộc “xâm lược” đúng nghĩa) Iraq vào năm 2003. Trước đó, nhà độc tài Iraq Saddam Hussein với chế độ cai trị tàn nhẫn, đàn áp mọi hình thức đối lập với chế độ của ông và do đó, Al Qaeda không có cơ hội hiện diện tại Iraq.

Trump còn tuyên bố ông biết nhiều về IS hơn cả những tướng hàng đầu của Mỹ. Rõ ràng đây cũng là một phát ngôn hoàn toàn vô nghĩa; Trump còn không có những kiến thức tối thiểu nhất về hoạt động của tổ chức IS.

Cho đến nay, theo các dữ liệu quân sự cho thấy IS đã mất gần một nửa lãnh thổ mà nó có thể kiểm soát ở Iraq và khoảng một phần năm ở Syria.

1

Các phát ngôn gây tranh cãi của Donald Trump được bà Hillary lý giải là do “sự bức bối dồn nén” cá nhân.

45.000 lính IS đã bị giết

Cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS dưới thời Tổng thống Obama đã có những bước tiến quan trọng. Chỉ trong vài ngày qua IS đã mất đi thành phố chiến lược Manbij, ở miền bắc Syria, vốn là tuyến đường trọng yếu đi đến thủ phủ IS ở Syria, Raqqa.

Hôm thứ Tư (10/8), Trung tướng Sean MacFarland, người đứng đầu chiến dịch chống IS cho biết, 45.000 lính chiến đấu IS đã thiệt mạng do lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu, trong đó ước tính có khoảng 25.000 binh lính IS bị hạ chỉ riêng trong vòng 11 tháng qua.

Đó là một số lượng đáng kinh ngạc bởi MacFarland ước tính số tay súng IS còn lại hiện thời chỉ khoảng 15.000 đến 30.000 tên. Còn theo số liệu của tình báo Hoa Kỳ, ước tính lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu đã giết hạ khoảng 135 nhà lãnh đạo của IS.

Trong khi đó thì lực lượng quân đội Mỹ tham gia chiến đấu chống IS thì càng ngày càng nhỏ giọt và hạn chế dần. Các đợt không kích vào IS cũng được tăng cường và phát huy các tác dụng thực tiễn, ví dụ vụ ném bom vào ngân hàng Iraq nghi là nơi lưu trữ tài chính của lực lượng này trong tháng qua.

Vậy ai là người đứng sau những thiệt hại trên của IS? Đó chính là người “sáng lập của IS”, Tổng thống Obama!

Tổng thống Mỹ đang “bao che” cho IS?

2

Lính Mỹ hiện diện ở Iraq.

Trump còn nêu lên một câu hỏi khá thú vị, đó là ai là người phải chịu nhiệm cho sự phát triển của ISIS? Phải chăng việc rút quân khỏi Iraq dưới thời Tổng thống Obama từ Iraq được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của IS?

Đúng là Tổng thống Obama và bà Ngoại trưởng Hillary đã đưa ra quyết định đó, nhưng cần nhớ rằng đây là hành động nằm trong kế hoạch quân sự bởi người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Bush.

Thêm vào đó, rõ ràng chính phủ Iraq không hề hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở Iraq, do đó đến thời điểm phù hợp thì đây là động thái tất yếu phải diễn ra.

Mặt khác, Donald Trump từng chỉ trích Tổng thống Obama “chậm trễ” trong việc nhận ra mối đe dọa chết người của IS cũng như lẽ ra có thể làm được “hơn thế nữa” để chống lại IS ở Syria.

Tuy nhiên, cần biết rằng ở Bắc Syria vẫn còn một vùng đất an toàn dành cho dân tị nạn, nơi đó cấm các hành vi quân sự của Assad cũng như các lực lượng tham chiến, do đó đây sẽ là nơi cư trú tạm thời cho dân chúng và góp phần hạn chế phần nào dòng chảy tị nạn đổ về châu Âu.

Do đó, bà Hillary Clinton, chứ không phải Donald Trump, mới là người đang đưa ra những biện pháp có tính chiến lược, chặt chẽ để góp phần hạn chế bạo lực và giết chóc mà vẫn dung hòa được lợi ích của các bên.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết San San

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm