Việc xây dựng "làn đường riêng" dành cho động vật còn khá xa lạ ở Việt Nam, nhưng nó đã có mặt từ rất sớm và còn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thật khó để xác định chính xác có bao nhiêu động vật bị chết vì tai nạn hàng năm trên thế giới, đặc biệt là những cung đường cao tốc. Ở Mỹ, con số này được ước tính khoảng một triệu cá thể/ngày. Đây là điều đáng báo động khiến những nhà chức trách phải tìm kiếm phương án giải quyết và việc xây dựng cầu giao thông dành riêng cho động vật đã được đề ra.
Cây cầu đầu tiên được xây dựng từ thập niên 50 của thế kỷ trước ở Pháp. Và cây cầu dài nhất được thiết lập với độ dài 800m với tên gọi Natuurbrug Zanderij Crailoo đến từ Hà Lan.
Những “làn đường đặc biệt” này được thiết kế với hình dạng, cấu tạo và tính chất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loài động vật. Đó có thể là những hàng rào phát quang, đường ống dẫn, hàng rào đá, lưới, hay thậm chí chỉ là vạch vôi kẻ đường.
Cây cầu dành riêng cho hàng triệu con cua đỏ đến thời kỳ sinh sản tại đảo Giáng Sinh, Australia.
Chính quyền tại Nhật Bản đã thiết kế riêng làn đường cho những chú rùa băng qua đường ray xe lửa tại công viên Suma Aqualife.
Loài chim cách cụt xanh đã được xây dựng riêng một tuyến đường phía dưới cầu cao tốc để di chuyển, giúp giảm thiểu đáng kể số lượng thương vong của loài này mỗi năm tại New Zealand.
Được cấu tạo bằng những sợi dây thừng bản to, cứng cáp và khá chắc chắn, chiếc cầu dành cho những chú sóc hay vẹt được thuận tiện qua lại nằm phía trên của cao tốc Hume, thuộc tiểu bang Victoria, Australia.
Đường hầm được tạo ra bến dưới tuyến đường cao tốc Canada là khu vực di chuyển của những chú gấu xám tại Vườn quốc gia Banff (Alberta, Canada).
Thoạt nhìn bạn sẽ lầm tưởng đây là những chiếc cống nhưng thực chất đó lại là “làn đường” đi chuyển của những chú kỳ nhông.
Những chú voi cũng có tuyến đường riêng tại khu bảo tồn động vật hoang dã tại Kenya.
Một cây cầu khác được xây dựng trên cao dành cho động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Banff (Alberta, Canada).
Một cây cầu thủ công được người dân dựng lên giúp những chú khỉ dễ dàng qua đường tại Bahia, Brazil.
Được thiết kế như một chiếc cầu treo thu nhỏ, Nutty Narrows đã có mặt từ năm 1963 và là làn đường chính dành cho loài sóc tại Longview, Washington, Mỹ.
Thậm chí là loài ong cũng có “đường bay” của riêng mình tại Oslo, Na Uy.
Những tưởng chỉ có động vật trên cạn mới có thể xây dựng được cầu. Tuy nhiên chính loài cá hồi cũng được làm cầu để dễ dàng lội ngược dòng vào mùa sinh sản tại sông Columbia, phía đông Washington.
Bruce Kamp, cây cầu treo siêu nhỏ được thiếu kế phía trên trục đường chính Longview, Washington cũng là tuyến đường “huyết mạch” của những chú sóc nơi đây.
Cây cầu Ontario, Canada nổi tiếng với sự đầu tư kỹ lưỡng dành cho việc xây dựng dành riêng cho động vật hoang dã, thậm chí còn lắp đặt biển báo, hàng rào thép gai … để ngăn chặn tai nạn.
Trao đổi với sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện (Truyền thông) tại chuỗi workshop “Knock Knock, this is Virtual Frame!”, ông François Serre - Nhà sáng lập Prenez Du Relief đã chia sẻ những thông tin giá trị về việc ứng dụng các xu hướng công nghệ mới trong hoạt động sáng tạo.
Mới đây, trên mạng xã hội đang xôn xao trước bài đăng về bảng dự trù kinh phí tổ chức tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 lên đến hơn 21 triệu đồng.