Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thế giới trông đợi gì vào việc lên ngôi Nhật hoàng của Thái tử Naruhito?

Các nhà quan sát nhận định rằng một sự khởi đầu mới sẽ đến với đất nước Nhật Bản khi Thái tử Naruhito chính thức tiếp nhận ngôi vị của Hoàng đế Akihito.

Nhật hoàng Akihito, 85 tuổi, hôm nay 30/4 sẽ thoái vị và truyền ngôi cho con trai cả là Hoàng thái tử Naruhito, kết thúc 3 thập niên trị vì dưới triều đại Heisei (Bình Thành). Ông là Thiên hoàng đầu tiên trong vòng 200 năm qua thoái vị khi đang tại thế.

Ông từng tiết lộ vào năm 2016 rằng ông muốn thoái vị vì sức khỏe yếu, không thể gánh vác những trọng trách nặng nề của một vị quân chủ. Đây là một quyết định khá giống với Giáo hoàng Benedict và Nữ hoàng Beatrix của Hà Lan. Trong những tháng vừa qua, Akihito đã thực hiện các nghi thức truyền thống tại Hoàng Cung và đền thờ Shinto để xin ý kiến của tổ tiên về việc truyền ngôi cho con trai.

Nhật hoàng Akihito

Ảnh chụp Nhật hoàng Akihito (thứ 2 từ trái sang) cùng phu nhân và phụ hoàng Hirohito, thái hậu Nagako.

Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản sau cái chết của phụ hoàng Hirohito, khi đó đã 87 tuổi. Khi lên ngôi, Nhật Bản đang ở đỉnh cao của quá trình tăng trưởng kinh tế và Chiến tranh lạnh đang đi vào hồi kết. Giai đoạn trị vì của ông được đánh giá là hòa bình, ổn định và già hóa dân số. Với 1/4 dân số trên 65 tuổi, Nhật Bản có cơ cấu dân số già nhất trên thế giới. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản cũng khỏe mạnh, giàu có và có tuổi thọ vào hàng cao nhất thế giới.

Hoàng thái tử Naruhito, con trai cả của Nhật hoàng Akihito, sẽ kế vị “Ngai vàng Hoa Cúc” vào ngày 1/5, đánh dấu sự bắt đầu của triều đại mới có niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa). Cái tên này được các chuyên gia lựa chọn vô cùng cẩn thận từ tập thơ kinh điển Manyoshu ra đời từ thế kỷ thứ 8.

Naruhito được cho là sẽ tiếp tục kế thừa những di sản mà cha để lại.

Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako

Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako tại Cung điện Togu, Nhật Bản.

Di sản của Nhật hoàng Akihito để lại cho người kế nhiệm chính là hòa bình, hy vọng và nhân đạo. Akihito và phu nhân Michiko đã rất tích cực trong việc động viên những nạn nhân của thảm họa thiên nhiên và những người khó khăn trong xã hội Nhật Bản.

Nhật hoàng Akihito cũng là đại sứ hàn gắn những nỗi đau chiến tranh thế giới thứ 2 tại Châu Á, điều mà nhiều người thuộc tầng lớp bảo thủ tại nước này vẫn còn rất e dè.

Mặc dù bị cấm đưa ra những tuyên bố mang tính chính trị, Nhật hoàng Akihito đã đến Indonesia, Philippines, Trung Quốc và bày tỏ sự hối tiếc đối với những hành động mà Nhật Bản đã gây ra vào thời chiến. Điều này dường như đối lập trực tiếp đối với quan điểm của chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe.

“Ông ấy kết nối với người dân bằng một cách mà người cha Hirohito và chính phủ Nhật Bản chưa từng làm được nhằm hàn gắn nỗi đau chiến tranh do Nhật Bản gây ra”, dẫn lời ông Jeff Kingston, trưởng khoa nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, cho hay. “Ông ấy đã cố gắng vượt qua được những rào cản về mặt hiến pháp để bày tỏ sự hối tiếc của Nhật Bản đối với những việc làm trong Thế chiến thứ 2”.

Người dân Nhật Bản theo dõi Bộ trưởng nội các Yoshihide Suga công bố Niên hiệu "Reiwa".

Người dân Nhật Bản theo dõi Bộ trưởng nội các Yoshihide Suga công bố Niên hiệu “Reiwa”.

Mặc dù đã 59 tuổi, Hoàng Thái tử Naruhito vẫn đánh dấu một sự chuyển giao thế hệ sâu sắc trong Hoàng gia Nhật Bản. Ông là một người cởi mở và quảng giao giống như cha của mình. Ông từng học lịch sử tại Đại học Oxford và bài luận tốt nghiệp của ông có tên “Nghiên cứu về giao thông hàng hải ở vùng Thượng sông Thames vào thế kỷ 18”.

Lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito sẽ diễn ra vào tháng 10 tới, một sự kiện mà nguyên thủ của 195 quốc gia đã được mời. Sau đó, thế giới sẽ một lần nữa hướng về Nhật Bản với sự kiện Olympics Tokyo 2020.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Inews

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc