Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thảm cảnh của người nghèo bán thận ở Iraq

Vài triệu người ở Iraq đang vật lộn với cuộc sống cùng quẫn. Bán nội tạng trở thành giải pháp duy nhất để họ có thể tạm thời thoát tình cảnh thê thảm.

Om Hussein là một bà mẹ lâm vào thế khốn cùng. Cùng với chồng và 4 con nhỏ, cô đang vật lộn với tình trạng nghèo khó giống như hàng triệu người Iraq khác.

Ali Hussein, chồng cô, thất nghiệp. Anh mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Vì thế Om là trụ cột của gia đình trong 9 năm qua với nghề giúp việc gia đình. Nhưng giờ đây sức lực của cô cạn kiệt và không thể tiếp tục làm việc.

“Tôi mệt mỏi và chúng tôi không thể kiếm đủ tiền để thuê nhà, mua thuốc và thực phẩm, đáp ứng những nhu cầu của lũ trẻ”, Om tâm sự với phóng viên BBC trong ngôi nhà tạm của gia đình ở phía đông thành phố Baghdad.

Ngôi nhà cũ nát của họ sập vài tháng trước và cả gia đình tiếp tục sống nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và họ hàng.

Nghèo nhưng không cầu xin lòng thương hại

“Tôi từng làm đủ nghề - từ bán thịt tới nhặt rác. Tôi chưa bao giờ xin tiền, nhưng mọi người giúp chúng tôi bằng tiền. Tôi không bao giờ xin thức ăn mà yêu cầu con trai nhặt những mẩu bánh mì người ta vứt trên phố để cả gia đình ăn”, Ali nói.

Om Hussein và cậu con trai Hussein. Ảnh: BBC

Om Hussein và cậu con trai Hussein. Ảnh: BBC

Không thể thoát khỏi tình trạng khốn quẫn, Om Hussein buộc phải nghĩ tới một sự hy sinh lớn. “Tôi quyết định bán thận vì không thể nuôi gia đình. Việc đó vẫn tốt hơn so với bán thân hoặc sống nhờ lòng thương hại của người khác”, cô nói.

Người phụ nữ và chồng gặp một kẻ buôn nội tạng bất hợp pháp để bán thận. Song những kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy thận của họ không đủ khỏe để bác sĩ có thể ghép sang cơ thể người khác.

Thất vọng, cặp vợ chồng xem xét một giải pháp đau đớn khác.

“Vì thảm cảnh của gia đình, chúng tôi nghĩ tới việc bán thận của con trai. Chúng tôi sẵn sàng làm mọi việc, nhưng quyết không cầu xin lòng thương hại của người khác”, Ali vừa nói vừa chỉ về phía con trai 9 tuổi của anh.

Cuối cùng Ali và Om không bán thận của con trai, nhưng họ nói ý nghĩ đó cũng khiến họ cảm thấy đau khổ.

Chính phủ bất lực

Tình trạng nghèo tột cùng là nguyên nhân khiến hoạt động buôn bán thận và những cơ quan nội tạng khác bùng nổ ở Baghdad.

Khoảng 22,5% trong số gần 30 triệu người dân Iraq sống trong cảnh nghèo xác xơ, theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2014.

Những nhóm buôn nội tạng sẵn sàng trả tới 10.000 USD cho một quả thận. Chúng “khai thác” nguồn hàng từ những người nghèo và thực tế này biến Iraq thành điểm nóng mới trong hoạt động buôn bán nội tạng khắp Trung Đông.

“Hiện tượng đó phổ biến đến nỗi chính phủ không thể trấn áp”, Firas al-Bayati, một luật sư chuyên bảo vệ nhân quyền tại Baghdad, phát biểu.

Firas al-Bayati từng tiếp xúc 12 người mà cảnh sát bắt trong vòng 3 tháng vì bán thận. Theo ông, họ hành động như vậy vì quá nghèo.

“Hoàn cảnh chung của họ như sau: Một người cha không còn bất kỳ nguồn vật chất nào để nuôi con nên quyết định hy sinh bản thân. Tôi coi anh ta là nạn nhân nên phải bảo vệ anh ta”, Firas nói.

Năm 2012, Quốc hội Iraq phê chuẩn một luật mới nhằm chống hành vi buôn bán người và nội tạng người.

Theo luật, người dân chỉ có thể hiến nội tạng cho người thân nếu cả hai bên - người cho và người nhận nội tạng - tự nguyện thực hiện việc đó. Để lách luật, bọn buôn nội tạng làm những giấy tờ giả để có thể chứng minh người mua và người bán có quan hệ họ hàng.

Hình phạt thấp nhất dành cho những người mua, bán nội tạng người là 3 năm tù, còn hình phạt cao nhất là tử hình. Theo luật sư Faris al-Bayaty, các quan tòa không bao giờ coi nghèo là lý do chính đáng để người dân bán nội tạng.

“Làm giấy tờ tùy thân giả là việc rất dễ. Nhưng chính phủ sẽ sớm làm thẻ căn cước sinh trắc. Đó là loại thẻ mà người ta không thể giả mạo”, Faris khẳng định.

Những ca cấy ghép nội tạng diễn ra ngay tại bệnh viện công

Phóng viên BBC xin phép chính quyền vào một nhà tù ở Iraq để gặp một thanh niên bị cảnh sát bắt vì buôn bán thận. Tên anh ta là Mohammed.

Mohammed chấp hành án trong một trại giam nghiêm ngặt nhất, cùng với 10 người khác cũng phạm tội buôn nội tạng người.

“Ban đầu tôi không cảm thấy tôi có tội. Tôi coi đó là một lý do nhân đạo. Nhưng sau khi buôn nội tạng người trong vài tháng, tôi bắt đầu nghĩ tới những câu hỏi về đạo đức do chứng kiến tình cảnh khốn cùng của những người bán nội tạng. Khi biết nhiều thanh niên bán nội tạng để kiếm tiền cho gia đình, tôi cảm thấy thương xót”, Mohammed, người cha của hai đứa trẻ, kể.

Vụ bắt Mohammed diễn ra ở phía trước một bệnh viện công ở Baghdad vào tháng 11/2015, khi một cảnh sát đóng giả người mua nội tạng tiếp cận anh ta.

Những ca cấy ghép nội tạng vẫn có thể diễn ra ngay trong bệnh viện công nếu các bác sĩ không phát hiện giấy tờ giả của người hiến và người nhận nội tạng. Ảnh: BBC

Những ca cấy ghép nội tạng vẫn có thể diễn ra ngay trong bệnh viện công nếu các bác sĩ không phát hiện giấy tờ giả của người hiến và người nhận nội tạng. Ảnh: BBCPhần lớn ca cấy ghép nội tạng diễn ra trong những bệnh viện tư nhân, đặc biệt là trong khu vực của người Kurd vì quy định ở đó không nghiêm ngặt như ở Baghdad, theo Mohammed. Tuy nhiên, anh ta nói nhiều ca cấy ghép vẫn diễn ra trong các bệnh viện công vì các bác sĩ phẫu thuật không thể phát hiện những giấy tờ tùy thân giả của người hiến và người ghép.

“Không luật nào trên thế giới buộc bác sĩ phẫu thuật phải chịu trách nhiệm cho việc không phát hiện giấy tờ giả. Trong một số trường hợp, chúng tôi cảm thấy nghi ngờ. Nhưng sự nghi ngờ không thể ngăn cản ca phẫu thuật, bởi bệnh nhân sẽ chết nếu việc cấy ghép không diễn ra”, Rafed al-Akili, một bác sĩ phẫu thuật của Trung tâm Điều trị và Cấy ghép thận ở Baghdad, nói.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất