Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Sự thật về mối quan hệ của Phú Sát Phó Hằng và Lệnh Ý Hoàng quý phi: Hoàn toàn không giống trong Diên Hi công lược

Mối quan hệ giữa Phó Hằng và Lệnh Phi trong Diên Hi công lược lâm ly bi đát là thế nhưng mấy ai biết rằng mối quan hệ này trong lịch sử lại khác xa so với những câu chuyện được xây dựng trên màn ảnh nhỏ.

Thời gian gần đây, bộ phim cung đấu Diên Hi công lược khiến các fan ở nhiều nước châu Á đứng ngồi không yên. Trong đó, nhân vật Phú Sát Phó Hằng vừa điển trai vừa si tình khiến nhiều chị em coi là thần tượng. Tuy nhiên, nhân vật Phó Hằng liệu có thật trong lịch sử Trung Quốc hay không?

Phó Hằng: Vị quan đại thần được Càn Long tin tưởng

Hình tượng Phó Hằng trong bộ phim Diên Hi công lược được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu nhân vật cùng tên có thật trong lịch sử. Phú Sát Phó Hằng (1720 - 1770), tự Xuân Hòa, xuất thân từ đại gia tộc Sa Tế Phú Sát thị. Ông là con trai thứ 9 của Sát Cáp Nhĩ Tổng quản Lý Vinh Bảo, là em trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị, em vợ Càn Long Hoàng đế.

Chân dung Phú Sát Phó Hằng trong lịch sử.

Vào năm 1740 (năm Càn Long thứ 5), Phó Hằng bắt đầu vào cung làm thị vệ và chỉ sau 2 năm, ông nhậm chức Ngự tiền thị vệ. Nhờ sự thông minh và tài ba, đường công danh của ông lên như diều gặp gió. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ, Hạ bộ Thượng thư, Bảo Hòa điện Đại học sĩ… Đây đều là những chức vị rất trọng yếu.

Với những chiến công lẫy lừng mà Phú Sát Phó Hằng cống hiến cho vương triều Đại Thanh, Hoàng đế Càn Long đã ban tước hiệu Nhất đẳng Trung Dũng công và ban cho mũ đính bảo thạch. Bên cạnh đó, Phó Hằng còn được Càn Long Đế xem như trọng thần thân tín, là cánh tay phải đắc lực giúp ông bảo vệ giang sơn Đại Thanh.

Phú Sát Phó Hằng là trọng thần thân tín của Càn Long Đế.

Vào ngày 13/7/1770, Phó Hằng chết bệnh, hưởng dương 50 tuổi. Lúc này, Càn Long đế ban ân, cho an táng Phó Hằng theo lễ Trấn Quốc công, lại đích thân tới tế rượu. Không chỉ vậy, Hoàng đế còn đích thân làm thơ, thương tiếc ông, ví Phó Hằng là một người vì xã tắc.

Đầu năm Gia Khánh (con của vua Càn Long lên ngôi năm 1796), Phú Sát Phó Hằng được tặng hàm Quận vương, ban ơn thờ tại Thái miếu. Vì vậy, hậu thế trước đây khi nhắc đến cái tên Phú Sát Phó Hằng thường nhắc đến gia thế hiển hách và chiến công lẫy lừng của ông.

Mối quan hệ của Phú Sát Phó Hằng và Lệnh Ý Hoàng quý phi

Từ khi bộ phim Diên Hi công lược được phát sóng, những chiến công hiển hách của Phú Sát Phó Hằng hầu như bị “lu mờ” hơn và các khán giả chủ yếu đều quan tâm về những thông tin xoay quanh đời sống riêng tư của nhân vật này. Chẳng hạn như mối quan hệ của Phó Hằng với Ngụy Anh Lạc - Lệnh Ý Hoàng quý phi hay Phó Hằng thực sự có bị Hoàng đế Càn Long “cắm sừng” như trong phim hay không?

Mối quan hệ giữa Phó Hằng và Lệnh Ý Hoàng quý phi không hề giống như trên phim ảnh.

Trong bộ phim đang làm mưa làm gió tại nhiều quốc gia châu Á, Ngụy Anh Lạc ban đầu vốn dĩ tìm cách tiếp cận Phó Hằng để tìm cơ hội báo thù cho chị ruột, vì nghi ngờ chàng hot boy có “nhà mặt phố, bố làm to” này là kẻ đã hãm hiếp và giết chết chị ruột. Mặc dù bị Ngụy Anh Lạc giả vờ thả thính nhưng Phó Hằng đã đổ đứ đừ trước nàng nô tỳ lém lỉnh này.

Thậm chí, Phó Hằng còn si tình tới nỗi nguyện chết vì Ngụy Anh Lạc và sẵn sàng bảo vệ cô trước bất kỳ hoàn cảnh nào. Điển hình là chi tiết Phó Hằng hi sinh hạnh phúc cả đời mình mà bất đắc dĩ cưới Nhĩ Tình - tâm phúc của Phú Sát Hoàng hậu - để cứu Ngụy Anh Lạc thoát khỏi tội chết.

Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ giữa Phú Sát Phó Hằng và Ngụy Anh Lạc lại không hề mặn nồng đến vậy. Nhân vật Ngụy Anh Lạc trong phim Diên Hi công lược được xây dựng từ nguyên mẫu Lệnh ý Hoàng quý phi Ngụy Giai thị (còn được gọi là Lệnh phi) - mẹ ruột của Gia Khánh Hoàng đế sau này.

Trái ngược hoàn toàn với thực tế, trong phim, Ngụy Anh Lạc và Phó Hằng lại là một đôi uyên ương bị chia cắt.

Theo sử liệu ghi lại, Ngụy Giai thị nhập cung năm 19 tuổi và khi bước vào chốn thâm cung, ganh đua cùng ba nghìn giai lệ của vua Càn Long, Ngụy Giai thị đã được phong làm Quý nhân, chứ không phải đi lên từ một cung nữ thấp cổ bé họng ở phường thêu như nhân vật Ngụy Anh Lạc trong phim.

Trong khi đó, dựa theo quy củ của Mãn Thanh, thị vệ và cung nữ không được phép có tư tình, chứ đừng nói gì là cơ hội tiếp xúc thân mật với phi tần của vua. Do đó, Phó Hằng và Lệnh Phi trên thực tế rất ít có cơ hội gặp mặt, thậm chí, nếu gặp cũng chỉ có thể hành lễ chào hỏi như các phi tần khác mà thôi.

Bên cạnh đó, sử sách Trung Hoa có ghi lại, gia tộc của Phú Sát thị mấy đời được nhà vua trọng dụng, không hề có tai tiếng nào. Ngoài ra, Phú Sát Phó Hằng rất yêu thương vợ con, cả đời chỉ lấy một người vợ nên giữa Phó Hằng và Lệnh Phi rất khó tồn tại mối quan hệ “ngoài luồng” này.

Chính thê của Phú Sát Phó Hằng có phải là nhân vật Nhĩ Tình?

Theo tình tiết trong phim, nhân vật Nhĩ Tình, tâm phúc của Phú Sát Hoàng hậu đồng thời là kẻ phá vỡ mối tình Phó Hằng - Anh Lạc để trở thành con dâu trưởng của nhà Phú Sát có xuất thân từ dòng tộc Hỉ Tháp Lạp thị. Trong khi đó, sử sách ghi lại, chính thê của Phú Sát Phó Hằng là Qua Nhĩ Giai thị, là Đệ nhất mỹ nhân Mãn Châu, sinh ra trong gia tộc Na Lạp thị, một trong 8 gia tộc lớn nhất thời Mãn Thanh.

Nếu nhân vật Nhĩ Tình có thật thì dựa vào tình cảm của Phó Hằng dành cho vợ, Nhĩ Tình cũng không có cửa để trở thành thị thiếp của Phó Hằng.

Bên cạnh đó, Phó Hằng là trọng thần thân tín của vua Càn Long, lập được nhiều chiến công lẫy lừng. Cho nên, không thể có chuyện vua Càn Long lại ban hôn, gán ghép Phó Hằng với một cung nữ hầu hạ bên cạnh Hoàng hậu được.

Ngoài ra, trong bộ phim Diên Hi công lược, chàng soái ca Phó Hằng vì bảo vệ người phụ nữ mình yêu sâu đậm là Ngụy Anh Lạc nên bất đắc dĩ mới phải cưới Nhĩ Tình. Sau khi kết hôn, Phó Hằng cũng không hề động vào người Nhĩ Tình mà thường xuyên ở lại thư phòng, luôn tỏ ra lạnh nhạt với người vợ này. Tuy nhiên, mối quan hệ của Phó Hằng và vợ Qua Nhĩ Giai thị trong thực tế lại không hề lạnh nhạt hay nhiều mâu thuẫn như trên phim ảnh.

Trong phim, Phó Hằng rất lạnh nhạt với phu nhân nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược.

Theo sử sách, Phú Sát Phó Hằng cả đời chỉ cưới duy nhất một người vợ, cũng không nạp thêm thị thiếp. Ông và vợ sinh hạ được 4 con trai, 2 con gái. Thực tế đó cho thấy, Phó Hằng rất sủng ái thê tử của mình.

Tuy nhiên, Phó Hằng lại bị Càn Long Đế cắm cho một “cái sừng” đau đớn. Theo đó, Càn Long đã không cầm lòng nổi trước vẻ đẹp nghiêng sắc nghiêng thành của Phó phu nhân, Đệ nhất mỹ nhân Mãn Châu mà nảy sinh ý đồ không đứng đắn.

Ngay trong đêm sinh nhật Hoàng hậu, Càn Long đã bày kế đưa chính thê của Phó Hằng lên giường. Không lâu sau, vị phu nhân này có thai, sinh hạ được một người con trai và được Càn Long đặt lên là Phúc An Khang. Phúc An Khang sau này được vua Càn Long dành rất nhiều ưu ái và thậm chí trở thành trọng thần của Hoàng đế.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương An

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố